Theo các chuyên gia, nếu bạn đang ăn kiêng giảm cân, bạn phải đảm bảo rằng bạn đốt cháy ít calo hơn mỗi ngày và tạo ra sự thiếu hụt calo. Mọi người không thích cơm vì nó giàu calo và carbohydrate. Tuy nhiên, không hoàn toàn cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn lượng cơm ăn vào. Cơm rất giàu vitamin B, không chứa gluten và dễ tiêu hóa.
Nhiều người cho rằng, việc ăn rau thay cơm để giảm cân là muốn cắt giảm đi lượng carb trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Những người áp dụng phương pháp này đều cắt bỏ cơm trong khẩu phần ăn hằng ngày và có xu hướng ăn rau nhiều hơn.
Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều rau để thay cơm giúp giảm cân nhanh chóng trong những tuần đầu tiên nhưng không phải lúc nào cũng có hiệu quả và không an toàn.
Về phân loại, có 5 nhóm thực phẩm là nhóm ngũ cốc (cơm, bắp, khoai, mì…), nhóm chất đạm (thịt, cá trứng, đậu, hạt,..) nhóm rau củ, nhóm trái cây, nhóm sữa (các sản phẩm sữa, phomai…). Như vậy, rau và cơm thuộc 2 nhóm thực phẩm khác nhau nên về cơ bản không thể thay thế cho nhau.
Mặc dù rau rất giàu chất xơ giúp bạn cảm giác no lâu, hạn chế sự thèm ăn, giúp kiểm soát cân nặng và giúp giảm cân hiệu quả, nhưng rau lại là thực phẩm chứa khá ít calo. Do đó dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Vì vậy, nếu muốn thay thế hoàn toàn rau cho cơm, bạn nên bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây, các loại hạt chứ không phải chỉ là rau ăn lá và không nên áp dụng lâu dài. Bên cạnh đó, bạn có thể cắt bỏ cơm nhưng không nên cắt bỏ tinh bột. Ngoài cơm, bạn có thể bổ sung tinh bột từ các loại củ như khoai lang, khoai môn, khoai tây, bí ngô, ngô (bắp)…