Bà Vương năm nay 69 tuổi, thân hình cao to, ăn uống luôn cảm thấy ngon miệng. Trong khi nhiều bạn cùng tuổi chiến đấu với bệnh tật, bà Vương luôn cảm thấy sức khỏe dồi dào. Mọi việc thay đổi hoàn toàn sau lần bà ăn cơm rang mỡ lợn.
Thời điểm đó, bà cảm thấy đầu óc choáng váng, sau 1 giờ thì ngất lịm, được gia đình đưa đi cấp cứu. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tiểu đường. Thời điểm tới viện, bệnh nhân có dấu hiệu khó thở, xung huyết, đỏ quanh mắt, lượng đường trong máu tăng vọt tới 27mmol/L.
|
Những người không ổn định hoặc có các triệu chứng về tim mạch không nên ăn mỡ lợn thường xuyên. (Ảnh: IF) |
Mắc chứng tiểu đường nhưng bà Vương không biết, ăn nhiều mỡ lợn nên bị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Ở đó, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu ở bệnh nhân đái tháo đường là một biến chứng rất nặng với tỉ lệ tử vong cao lên đến 20-30%, cao hơn cả nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Hiện tượng này thường xảy ra ở người lớn tuổi mắc đái tháo đường. May mắn thay, bà Vương được cấp cứu kịp thời, không bị biến chứng.
Thực tế, lượng người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng. Giáo sư Zhang Yu và cộng sự đến từ Đại học Chiết Giang nhấn mạnh, thường xuyên sử dụng mỡ lợn, dầu trộn thực vật, dầu lạc để nấu ăn sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Trong khi đó, dầu hạt cải, dầu đậu nành và dầu mè không gây mối nguy sức khỏe này.
Dù vậy, ngoài mỡ lợn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chẳng hạn như béo phì, thừa cân, chế độ ăn uống không lành mạnh, lười vận động, ngủ không đủ giấc,...có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo khảo sát do Tổ chức Y tế Thế giới và 13 quốc gia thực hiện, 1/3 số bệnh nhân tiểu đường có triệu chứng về tim mạch, thường xuyên tiêu thụ mỡ lợn sẽ khiến lipid máu tăng cao, tăng nguy cơ hình thành mảng bám và xơ cứng động mạch. Những người không ổn định hoặc có các triệu chứng về tim mạch không nên ăn mỡ lợn thường xuyên.
Thực tế, luôn có ý kiến trái chiều về ảnh hưởng của mỡ lợn đối với sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu thành phần, các nhà khoa học nhận thấy mỡ lợn chứa 41% chất béo bão hòa, 47,5% axit béo không bão hòa đơn và 11,5% axit béo không bão hòa đa. Mỡ chứa nhiều calo, ít khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác nên được khuyên không nên ăn nhiều.
|
Dầu tự ép tiềm ẩn nguy cơ ung thư do hàm lượng độc tố aflatoxin quá cao, điều kiện vệ sinh kém. (Ảnh: IF) |
Vậy nhưng, nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Những vấn đề hiện tại về tim mạch” từng nghiên cứu 15.242 người trên 65 tuổi. Họ nhận thấy những người nấu ăn bằng dầu thực vật có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ cao hơn những người nấu ăn bằng mỡ động vật. Từ đó, họ nhận định người già ăn mỡ lợn sẽ có lợi cho sức khỏe hơn.
Thực tế, nghiên cứu này không có sự so sánh tình trạng sức khỏe ban đầu của người dùng. Họ cũng không đưa ra được trình tự sử dụng dầu ăn và sự xuất hiện các biến cố tim mạch. Hơn nữa, nghiên cứu thực hiện ở người trên 65 tuổi, khó có thể khái quát cho tất cả các lứa tuổi. Nghiên cứu cũng không nêu được lượng sử dụng dầu và mỡ của 2 đối tượng nên việc kết luận có phần vội vàng.
Có thể nói, mỡ lợn tuy ngon nhưng không nên ăn thường xuyên vì dễ làm tăng lipid máu, đẩy nhanh quá trình hình thành mảng bám và xơ cứng động mạch. Đáng lưu ý, có 3 loại dầu không nên ăn, càng dùng càng tăng nguy cơ rước bệnh.
1. Dầu tự ép. Dầu tự ép ở các xưởng nhỏ tiềm ẩn nguy cơ ung thư do hàm lượng độc tố aflatoxin quá cao, điều kiện vệ sinh kém. Do công nghệ sản xuất thô sơ, dầu tự ép còn chứa nhiều tạp chất, bao gồm cả các chất có hại.
2. Dầu chiên nhiều lần. Dầu chiên nhiều lần có thể sinh ra các chất gây ung thư như amin dị vòng, benzopyrene. Tiêu thụ những chất này làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Hơn nữa, sử dụng dầu chiên nhiều lần sẽ sinh ra lượng lớn axit béo chuyển hóa. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và bệnh tim mạch.
3. Dầu mở nắp quá 3 tháng. Dầu mở nắp quá 3 tháng sẽ tăng nguy cơ nhiễm nấm mốc. Ăn chúng tiềm ẩn mối nguy tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, đôi khi có thể nguy hiểm tới tính mạng.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường