Gan là cơ quan trọng của cơ thể, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất của cơ thể. Chỉ cần một tổn thương nhỏ ở gan cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Có nhiều thói quen trong cuộc sống đang khiến gan nhiễm độc trầm trọng mà ít người biết.
Ngủ không đủ giấc: Cuộc sống hiện đại có nhiều người phải làm đêm hoặc thường xuyên thức khuya. Việc thức đêm thường xuyên rất dễ làm tổn thương gan. Khi ngủ, cơ thể chuyển sang chế độ tự " sửa chữa". Nếu thường xuyên thức khuya dẫn đến không ngủ đủ giấc sẽ làm giảm sút khả năng đề kháng của cơ thể, làm ảnh hưởng đến khả năng "sửa chữa" của cơ thể.
Đặc biệt, những người mắc các bệnh về gan nếu thường xuyên thức khuya sẽ càng làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh Cách tốt nhất cần phải điều chỉnh thời gian đi ngủ, nên đi ngủ vào trước 23h và đảm bảo ngày ngủ đủ 7-8 giờ để giúp gan giải độc tốt nhất.
|
Ảnh minh họa. (Nguồn: Ifeng). |
Sau khi ngủ dậy không đi tiểu ngay: Tiến sĩ Daniel Paradis, chuyên gia hiệp hội nghiên cứu gan Châu Âu đã chỉ ra rằng, việc thải độc trong cơ thể có thể qua đường nước tiểu, mồ hôi và đại tiện. Vì thế, mỗi sáng thức dậy việc đi tiểu càng sớm sẽ càng tốt để cơ thể bạn thải được độc tố đã tích tụ trong cả một đêm để tránh đầu độc gan.
Ăn qúa nhiều: Ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và dạ dày, dễ gây ra hiện tượng gan nhiễm mỡ. Chức năng của gan là giúp cơ thể chống lại gốc tự do, loại bỏ độc tố và làm sạch máu ăn nhiều sẽ làm tổn thương đến cơ quan tiêu hóa, dễ hình thành gốc tự do gây rối loạn chức năng gan.
Không ăn sáng: Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra việc ăn sáng sẽ giúp bảo vệ các axit của gan và dạ dày, giúp giảm nguy cơ viêm tụy, bệnh tiểu đường, sỏi mật, táo bón, đái rắt. Một bữa sáng lành mạnh đủ dinh dưỡng sẽ là cách bảo vệ gan tốt nhất.
|
Ảnh minh họa. (Nguồn: tieudungplus.vn). |
Uống quá nhiều thuốc: Người thường xuyên phải dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt là thuốc giảm đau sẽ gia tăng thêm gánh nặng cho gan và khả năng giải độc của gan dẫn đến gây tổn thương ở gan. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra những chất gây nghiện, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc huyết áp...đều có nguy cơ tổn thương gan. Vì thế trước khi uống thuốc cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất làm ngọt và nhiều phụ gia khác. Những thành phần này sẽ là chất khó phân giải trong cơ thể, làm gia tăng thêm gánh nặng cho gan và gây tổn thương gan.
Ăn nhiều thực phẩm chiên xào: Ăn nhiều thực phẩm này sẽ khiến các axit béo bão hòa và chất béo tích tụ lại trong cơ thể khiến gan phải làm việc quá tải.
|
Ảnh minh họa. (Nguồn: nhatnampharma.vn). |
Ăn thực phẩm chưa chín kỹ hoặc nướng cháy: Việc ăn gỏi tôm, hàu sống hoặc những món gỏi sống, các thực phẩm chưa chế biến kỹ sẽ dung nạp vào cơ thể một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng dễ gây ra việm dạ dày cấp, kiết lỵ hoặc các bệnh lý về gan.
Uống rượu quá nhiều: Rượu bia sẽ làm giảm khả năng lọc máu của gan dẫn đến cơ thể tích tụ độc tố trong cơ thể, lâu dần dễ dẫn đến viêm gan, tổn thương gan trầm trọng.