Gan là một cơ quan thiết yếu với nhiều chức năng bao gồm hỗ trợ tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn, lưu trữ vitamin và khoáng chất, làm sạch độc tố khỏi máu và tổng hợp protein, do vậy việc lựa chọn thực phẩm, các loại đồ uống, loại rau tốt cho gan rất quan trọng.
Dưới đây là một số loại rau củ rất tốt cho gan, những người bị bệnh về gan, gan nhiễm mỡ nên ăn hàng ngày.
Rau muống
Có thể nói, trong các loại rau tốt cho gan, rau muống là loại dễ kiếm, dễ trồng, dễ chế biến. Theo các chuyên gia, rau muống là một trong các lựa chọn tốt nhất dành cho người gan nhiễm mỡ. Theo nghiên cứu, trong 100g rau muống có 78,2g nước; 2,7g protein; 85mg canxi; 31,5mg photpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C.
Ngoài ra, trong rau muống còn có caroten, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2. Rau muốn cũng rất giàu chất xơ và niacin nên rất có lợi cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ.
Trong y học, rau muống được dùng để điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan. Ngoài ra, các chiết xuất dịch rau muống sẽ có công dụng hỗ trợ bảo vệ gan khỏi các tổn thương do hóa chất gây ra.
Rau muống là một loại thực phẩm để những ai đang muốn giảm cân và giảm nồng độ cholesterol trong máu lựa chọn đúng đắn. Từ đó giảm gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Rau muống còn có hàm lượng chất sắt dồi dào. Ăn rau muống đúng cách và hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, giúp phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ chất sắt.
Bên cạnh đó, trong rau muống có chứa Magie, giúp giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Cà rốt, loại rau củ tốt cho gan
Nghiên cứu cho thấy, thêm cà rốt vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn có lá gan khỏe hơn. Lý do là vì trong cà rốt có nhiều flavonoid, beta-carotene và glutathione là những chất này giúp gan thải độc và tăng cường chức năng gan.
Cà rốt giàu beta-carotene - một hợp chất mà cơ thể chuyển thành vitamin A, hay còn gọi là tiền vitamin A, giúp mắt khỏe mạnh. Hơn nữa, beta-carotene còn giúp bảo vệ đôi mắt khỏi ánh nắng mặt trời và làm giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể ,cũng như các vấn đề thị lực khác.
Bên cạnh đó, một củ cà rốt vừa sẽ cung cấp khoảng 4% nhu cầu kali hàng ngày, giúp thư giãn các mạch máu, tránh nguy cơ huyết áp cao và các vấn đề tim mạch khác. Hơn nữa, cà rốt có chất xơ, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ăn nhiều chất xơ cũng có thể hạ lipoprotein mật độ thấp trong máu, hay còn gọi là LDL cholesterol xấu. Cuối cùng, cà rốt đỏ cũng có lycopene, giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Hành tây
Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Chất dinh dưỡng (Mỹ) đã xem xét liệu thường xuyên ăn hành tây có thể cải thiện chức năng gan hay không. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, hành tây có chứa một loại flavonoid gọi là quercetin.
Lợi ích chính của quercetin là chất chống ôxy hóa mạnh, hỗ trợ chống lại các tế bào gốc tự do. Quercetin cũng có tác dụng chống ôxy hóa để giảm viêm trong cơ thể, nguyên nhân gây tăng cân và béo phì.
Hành tây được chế biến thành khá nhiều trong các món ăn quen thuộc hằng ngày như làm salad, xào hoặc ninh nước dùng rất ngọt... Vì thế, để hạn chế gan nhiễm mỡ, nên tăng cường bổ sung hành tây vào thực đơn của mình.
Củ dền
Củ dền chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe cho lá gan, nhất là với những người bị gan nhiễm mỡ. Nghiên cứu chỉ ra, nước ép củ dền là thức uống tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật và có thể đặc biệt hữu ích cho sức khỏe của gan. Trong đó, có thể giúp bảo vệ gan ngăn ngừa một số chất gây ung thư.
Mặc dù còn nhiều điều cần tìm hiểu về tác động của củ dền đối với gan, nhưng dữ liệu hiện tại cho thấy một số chất chống ôxy hoá có trong củ dền đỏ, được gọi là betalain, có đặc tính chống ung thư và chống viêm. Điều quan trọng cần lưu ý là phát hiện này chỉ dành riêng cho củ dền đỏ và các loại củ dền khác, như củ dền vàng, có thể không có cùng mức độ chống ôxy hóa.
Củ dền rất hữu ích trong quá trình giải độc. Pectin trong củ dền giúp gan làm sạch cơ thể và thải độc tố ra ngoài.
Củ dền chứa hàm lượng sắt cao, đây là loại kháng chất đóng giúp cơ thể sản sinh ra hồng cầu, giúp tăng cường sản sinh và tái tạo tế bào máu. Bên cạnh đó trong củ dền còn chứa đồng, đồng sẽ giúp tạo thêm sắt cung cấp cho cơ thể. Củ dền có chức năng hạ cholesterol, chống oxy hóa nhờ có chất betacyanin và betaxanthin, giúp bảo vệ tim mạch tốt hơn.
Củ dền đỏ hiện được nhiều nông dân Đà Lạt (Lâm Đồng) trồng với quy trình kỹ thuật an toàn, đảm bảo chất lượng.
Bông cải xanh
Đối với người bệnh gan nhiễm mỡ, tất cả các loại rau đều tốt cho sức khỏe nhưng các chất dinh dưỡng cụ thể có trong các loại rau thuộc họ cải, như bông cải xanh dường như đặc biệt hữu ích cho sự toàn vẹn của gan.
Bông cải xanh có thể được ăn sống hoặc nấu chín và thậm chí có thể được cắt nhỏ để thưởng thức như một món ăn vặt. Nó cũng có thể là một phần bổ sung cho các món ăn nhanh và mì ống hoặc thêm vào món salad hoặc phục vụ như một món ăn phụ.
Không những tốt cho sức khỏe, nhờ trồng bông cải xanh, nhiều nông dân ở Hải Dương, Lâm Đồng, Sơn La,... còn có thu nhập khá nhờ sức tiêu thụ loại rau này luôn tốt.
Bắp cải Brucxen
Một loại rau họ cải khác, cải Brussels đã trở thành một loại rau phổ biến hơn Bên cạnh tác dụng có thể cải thiện tiêu hóa và cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng cải Brussels cũng chứa các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng gan.
Cải Brussels thường được thưởng thức nhiều nhất sau khi rang, áp chảo hoặc hấp. Tuy nhiên, có thể có lợi nếu kết hợp nhiều rau cải Brussels thô hơn vào chế độ ăn uống hàng ngày. Hoặc có thể thêm vào món salad để tăng thêm độ giòn và tăng cường chất dinh dưỡng.
Rau bina, loại rau tốt cho gan
Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina và rau cải xanh, có lợi cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe của gan. Ăn rau bina sống hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu và những người thân trong gia đình càng ăn nhiều rau bina thì nguy cơ mắc bệnh càng thấp.