Theo số liệu mới nhất về ung thư toàn cầu do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, tính đến năm 2020, 10 triệu người đã chết vì ung thư.
Đáng chú ý nhất là ung thư vú đã vượt qua ung thư phổi, lần đầu tiên trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới, chiếm xấp xỉ 11,7% các ca ung thư mới, tương đương với tỷ lệ 1/8 (cứ 8 người ung thư thì có 1 ngươi bị chẩn đoán mắc ung thư vú).
|
Ảnh minh hoạ. |
Mỗi ngày có khoảng 35 người mắc bệnh ung thư vú, 6,6 người chết vì ung thư vú
Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Trung Quốc cũng mới công bố thống kê về bệnh ung thư trong vòng 107 năm qua. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tử vong do ung thư vú là nguyên nhân đứng thứ 4 trong số các ca tử vong do ung thư ở nữ giới, độ tuổi mắc bệnh khoảng 45-69 tuổi, mỗi ngày có khoảng 35 người mắc bệnh và khoảng 6,6 người chết vì ung thư vú, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ.
Chú ý đến các yếu tố nguy cơ của ung thư vú
Các nguyên nhân gây ung thư vú bao gồm tiền sử gia đình, thói quen ăn uống kém, béo phì, uống rượu, hút thuốc, nội tiết tố, môi trường, kết hôn muộn và sinh con muộn. Trong số đó, nghiên cứu mới nhất của IARC đã đề cập rằng, các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú trên toàn cầu cần chú ý nhất là "thừa cân và lười vận động".
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng béo phì là một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ung thư. Giá trị BMI (chỉ số khối cơ thể) có thể được sử dụng để đánh giá cân nặng nằm trong ngưỡng lý tưởng hay thừa cân bất thường. Ngoài ra, vòng eo cũng là một giá trị tham khảo quan trọng. Vòng eo lý tưởng cho nam giới không nên vượt quá 90 cm, vòng eo lý tưởng của phụ nữ nên được kiểm soát trong vòng 80 cm.
|
Ảnh minh hoạ. |
Tầm soát ung thư vú
Tỷ lệ sống sót sớm khi khám vú thường xuyên cao tới 95%. Theo phân tích thống kê từ Cục Quản lý Y tế Quốc gia thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Trung Quốc, việc kiểm tra tầm soát thường xuyên có thể giảm 40% tỷ lệ tử vong do ung thư vú.
Các bác sĩ nhấn mạnh rằng nếu ung thư vú được phát hiện sớm và được điều trị thường xuyên, tỷ lệ sống sót sau 5 năm cao tới 85%, trong đó tỷ lệ sống sót của ung thư vú giai đoạn 0 đến 1 có thể là cao tới 95%, và ung thư vú giai đoạn 2 cũng là 89%.
Mô vú của phụ nữ dưới 45 tuổi dày đặc hơn, cần chụp MRI chính xác hơn khi siêu âm vú
Điều đáng nói là ung thư vú có xu hướng trẻ hóa. Vì mô vú của phụ nữ dưới 45 tuổi dày đặc hơn, nếu chụp nhũ ảnh để kiểm tra thì khó có thể chẩn đoán chính xác. Theo các chuyên gia, phụ nữ dưới 45 tuổi nếu muốn khám, tốt nhất nên chụp cộng hưởng từ MRI để cải thiện hiệu quả chính xác của chẩn đoán.