Mạch máu có thể được coi là đường ống vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Bình thường, các mạch máu rất linh hoạt và đàn hồi, đảm bảo máu lan tỏa khắp cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho các mô cơ thể và lấy đi chất thải trong quá trình trao đổi chất.Khi cơ thể mắc các bệnh mãn tính như tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, mạch máu bị tổn thương do kích thích lipid lâu ngày, sốc huyết áp, phản ứng glycosyl hóa dưới lượng đường trong máu cao liên tục làm cho thành mạch dần dần cứng và gây xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch và các bệnh khác.Khi các mạch máu trở nên xơ cứng, máu vận chuyện khó hơn sẽ khiến huyết áp tăng cao, mạch máu dễ vỡ và xuất huyết. Hơn nữa, mạch máu bị xơ cứng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến các mô, một số mô ở xa tim sẽ có tình trạng dinh dưỡng kém, thậm chí là hoại tử.Nói như vậy để thấy, sức khỏe của mạch máu có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Trong quá trình mạch máu bị xơ cứng, chân và bàn chân sẽ phản ứng đáng kể vì chúng ở xa tim. Vì vậy, nếu những bất thường sau đây xảy ra ở chân và bàn chân, hãy cảnh giác với bệnh xơ cứng mạch máu. 1. Chân tay lạnh: Vai trò quan trọng của tuần hoàn máu là thải nhiệt cho các mô trong cơ thể. Khi mạch máu trở nên cứng và tuần hoàn máu kém hơn, bàn chân và bắp chân ở xa tim nhất thì tuần hoàn máu sẽ kém nhất, chân sẽ lạnh.Ngay cả khi bạn đi giày ấm, chân bạn vẫn lạnh. Nếu các mạch máu cứng lại và lưu thông máu kém hơn, nó sẽ dẫn đến tình trạng các bắp chân lạnh. 2. Chân tay tê mỏi: Chân tay lạnh và tê bì thường tồn tại cùng một lúc. Khi loại bỏ các nguyên nhân khách quan như áp lực, duy trì một tư thế trong thời gian dài, thoái hóa khớp... nếu vẫn thường xuyên tê bì chân tay thì cảnh giác với bệnh xơ cứng động mạch chi dưới.Khi mạch máu ở chi dưới cứng lại, tuần hoàn huyết áp kém đi, các mô thần kinh ở chân và bàn chân không thể nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, chân và bàn chân dễ bị tê bì, mỏi. 3. Phù chi dưới: Sự xơ cứng của mạch máu và sự suy giảm tuần hoàn máu trong cơ thể ảnh hưởng đến duy trì áp suất thẩm thấu của huyết tương, khiến nước trong mao mạch đọng lại ở các kẽ và không thể đi vào mô tế bào một cách bình thường. Tích tụ ở mức độ nhất định dễ gây phù nề chi dưới. 4. Đau cơ không liên tục, đi lại khập khiễng: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh xơ cứng động mạch chi dưới. Khi mạch máu ở chi dưới cứng lại, tuần hoàn máu ở bắp chân kém đi, máu cung cấp cho chân không đủ, cơ bắp sẽ teo dần nếu không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng trong thời gian dài.Khi các cơ bị teo không thể cung cấp năng lượng cho hoạt động đi lại bình thường của cơ thể con người, khi đi bộ sẽ xảy ra hiện tượng đau cơ và đi khập khiễng.Sau một thời gian nghỉ ngơi, các triệu chứng có thể thuyên giảm hoặc biến mất, khi đi bộ lại các triệu chứng này có thể xuất hiện trở lại nên được gọi là chứng đau không liên tục.Đặc biệt, những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính hoặc các bệnh về thận nếu có các biểu hiện trên thì cần cảnh giác tuyệt đối với bệnh xơ cứng mạch máu và đi khám kịp thời. Mời quý độc giả xem video: Chữa di chứng cho bệnh nhân nhồi máu não. Nguồn video: Sức khỏe & Đời sống.
Mạch máu có thể được coi là đường ống vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Bình thường, các mạch máu rất linh hoạt và đàn hồi, đảm bảo máu lan tỏa khắp cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho các mô cơ thể và lấy đi chất thải trong quá trình trao đổi chất.
Khi cơ thể mắc các bệnh mãn tính như tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, mạch máu bị tổn thương do kích thích lipid lâu ngày, sốc huyết áp, phản ứng glycosyl hóa dưới lượng đường trong máu cao liên tục làm cho thành mạch dần dần cứng và gây xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch và các bệnh khác.
Khi các mạch máu trở nên xơ cứng, máu vận chuyện khó hơn sẽ khiến huyết áp tăng cao, mạch máu dễ vỡ và xuất huyết. Hơn nữa, mạch máu bị xơ cứng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến các mô, một số mô ở xa tim sẽ có tình trạng dinh dưỡng kém, thậm chí là hoại tử.
Nói như vậy để thấy, sức khỏe của mạch máu có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Trong quá trình mạch máu bị xơ cứng, chân và bàn chân sẽ phản ứng đáng kể vì chúng ở xa tim. Vì vậy, nếu những bất thường sau đây xảy ra ở chân và bàn chân, hãy cảnh giác với bệnh xơ cứng mạch máu.
1. Chân tay lạnh: Vai trò quan trọng của tuần hoàn máu là thải nhiệt cho các mô trong cơ thể. Khi mạch máu trở nên cứng và tuần hoàn máu kém hơn, bàn chân và bắp chân ở xa tim nhất thì tuần hoàn máu sẽ kém nhất, chân sẽ lạnh.
Ngay cả khi bạn đi giày ấm, chân bạn vẫn lạnh. Nếu các mạch máu cứng lại và lưu thông máu kém hơn, nó sẽ dẫn đến tình trạng các bắp chân lạnh.
2. Chân tay tê mỏi: Chân tay lạnh và tê bì thường tồn tại cùng một lúc. Khi loại bỏ các nguyên nhân khách quan như áp lực, duy trì một tư thế trong thời gian dài, thoái hóa khớp... nếu vẫn thường xuyên tê bì chân tay thì cảnh giác với bệnh xơ cứng động mạch chi dưới.
Khi mạch máu ở chi dưới cứng lại, tuần hoàn huyết áp kém đi, các mô thần kinh ở chân và bàn chân không thể nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, chân và bàn chân dễ bị tê bì, mỏi.
3. Phù chi dưới: Sự xơ cứng của mạch máu và sự suy giảm tuần hoàn máu trong cơ thể ảnh hưởng đến duy trì áp suất thẩm thấu của huyết tương, khiến nước trong mao mạch đọng lại ở các kẽ và không thể đi vào mô tế bào một cách bình thường. Tích tụ ở mức độ nhất định dễ gây phù nề chi dưới.
4. Đau cơ không liên tục, đi lại khập khiễng: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh xơ cứng động mạch chi dưới. Khi mạch máu ở chi dưới cứng lại, tuần hoàn máu ở bắp chân kém đi, máu cung cấp cho chân không đủ, cơ bắp sẽ teo dần nếu không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng trong thời gian dài.
Khi các cơ bị teo không thể cung cấp năng lượng cho hoạt động đi lại bình thường của cơ thể con người, khi đi bộ sẽ xảy ra hiện tượng đau cơ và đi khập khiễng.
Sau một thời gian nghỉ ngơi, các triệu chứng có thể thuyên giảm hoặc biến mất, khi đi bộ lại các triệu chứng này có thể xuất hiện trở lại nên được gọi là chứng đau không liên tục.
Đặc biệt, những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính hoặc các bệnh về thận nếu có các biểu hiện trên thì cần cảnh giác tuyệt đối với bệnh xơ cứng mạch máu và đi khám kịp thời.