Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Ở đó, khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở mô xung quanh. Ngoài ra, chúng có thể di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể.Tất cả đều có nguy cơ mắc ung thư vú. Đáng lưu ý, nhóm phụ nữ trong độ tuổi 40 – 45, mãn kinh, không có con hoặc không cho con bú có khả năng mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, những đối tượng dưới đây cũng dễ đối diện với căn bệnh nguy hiểm hơn.Người thường xuyên căng thẳng. Những người làm việc tần suất cao, luôn trong tình trạng căng thẳng cũng dễ đối diện với căn bệnh. Liên tục trong trạng thái thần kinh này, lượng hormone đảm bảo trạng thái hoạt động bình thường của cơ thể bị thay đổi tiêu cực. Lâu dần, gây nên tình trạng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.Người ăn nhiều chất béo. Duy trì chế độ ăn không lành mạnh, đặc biệt chế độ ăn nhiều chất béo cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nguyên nhân bởi tiêu thụ lượng lớn chất béo gây nên hiện tượng tích mỡ trong cơ thể, chuyển nội tiết tố nam thành oestrogen, gây tăng sinh quá mức tế bào ở mô vú, dần dần gây ung thư.Người không tập thể thao. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những người thường xuyên tập thể dục có khả năng bị ung thư vú thấp hơn gần 30% so với người ít hoặc không hề tập tành.Quá trình nghiên cứu các nhà khoa học Đan Mạch còn phát hiện tác dụng tuyệt vời của tập luyện. Cụ thể, tập thể dục giúp cơ thể tăng sản xuất adrenaline ức chế sự phát triển của các khối u.Người thường xuyên thức khuya. Hormone melatonin sản sinh nhiều vào ban đêm. Việc bật đèn sáng suốt đêm để làm việc khiến lượng melatonin bị giảm mạnh, ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động ở mô vú. Đó cũng là lý do bệnh nhân ung thư vú thường có hàm lượng melatonin trong cơ thể ít hơn hẳn.Người nghiện rượu. So với nữ giới, nam giới thường chịu tác động tiêu cực từ rượu nhiều hơn. Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học tại Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới khẳng định, chỉ cần tiêu thụ chừng 10ml rượu mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú lên tới 10 – 13%.Bên cạnh đó, người có gia đình với tiền sử mắc bệnh, người bị ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung hay tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại, tia xạ, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, béo phì, dùng hormone sau mãn kinh... cũng dễ bị ung thư vú.May thay, ung thư vú là một trong các loại ung thư có thể điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Do đó, phụ nữ cần biết cách tự khám ngực của mình để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường, tuyệt đối không bỏ qua các cục u nhỏ, không đau bên trong vú. Càng phát hiện sớm, việc điều trị càng dễ dàng hơn.Mời độc giả xem video: Sản phụ ung thư vú giai đoạn cuối, mổ ngồi để cứu con. Nguồn: VTV1.
Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Ở đó, khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở mô xung quanh. Ngoài ra, chúng có thể di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Tất cả đều có nguy cơ mắc ung thư vú. Đáng lưu ý, nhóm phụ nữ trong độ tuổi 40 – 45, mãn kinh, không có con hoặc không cho con bú có khả năng mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, những đối tượng dưới đây cũng dễ đối diện với căn bệnh nguy hiểm hơn.
Người thường xuyên căng thẳng. Những người làm việc tần suất cao, luôn trong tình trạng căng thẳng cũng dễ đối diện với căn bệnh. Liên tục trong trạng thái thần kinh này, lượng hormone đảm bảo trạng thái hoạt động bình thường của cơ thể bị thay đổi tiêu cực. Lâu dần, gây nên tình trạng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.
Người ăn nhiều chất béo. Duy trì chế độ ăn không lành mạnh, đặc biệt chế độ ăn nhiều chất béo cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nguyên nhân bởi tiêu thụ lượng lớn chất béo gây nên hiện tượng tích mỡ trong cơ thể, chuyển nội tiết tố nam thành oestrogen, gây tăng sinh quá mức tế bào ở mô vú, dần dần gây ung thư.
Người không tập thể thao. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những người thường xuyên tập thể dục có khả năng bị ung thư vú thấp hơn gần 30% so với người ít hoặc không hề tập tành.
Quá trình nghiên cứu các nhà khoa học Đan Mạch còn phát hiện tác dụng tuyệt vời của tập luyện. Cụ thể, tập thể dục giúp cơ thể tăng sản xuất adrenaline ức chế sự phát triển của các khối u.
Người thường xuyên thức khuya. Hormone melatonin sản sinh nhiều vào ban đêm. Việc bật đèn sáng suốt đêm để làm việc khiến lượng melatonin bị giảm mạnh, ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động ở mô vú. Đó cũng là lý do bệnh nhân ung thư vú thường có hàm lượng melatonin trong cơ thể ít hơn hẳn.
Người nghiện rượu. So với nữ giới, nam giới thường chịu tác động tiêu cực từ rượu nhiều hơn. Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học tại Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới khẳng định, chỉ cần tiêu thụ chừng 10ml rượu mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú lên tới 10 – 13%.
Bên cạnh đó, người có gia đình với tiền sử mắc bệnh, người bị ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung hay tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại, tia xạ, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, béo phì, dùng hormone sau mãn kinh... cũng dễ bị ung thư vú.
May thay, ung thư vú là một trong các loại ung thư có thể điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Do đó, phụ nữ cần biết cách tự khám ngực của mình để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường, tuyệt đối không bỏ qua các cục u nhỏ, không đau bên trong vú. Càng phát hiện sớm, việc điều trị càng dễ dàng hơn.
Mời độc giả xem video: Sản phụ ung thư vú giai đoạn cuối, mổ ngồi để cứu con. Nguồn: VTV1.