Tịnh thất Bồng Lai bị đại náo: Có khởi tố hình sự nhóm côn đồ?

Google News

(Kiến Thức) - Một nhóm người khoảng 50 người đã phá cửa, hàng rào, lao vào Tịnh thất Bồng Lai để đập khiến 1 người bị thương nặng. Vậy, nhóm côn đồ này có bị khởi tố hình sự?

Mới đây, một nhóm người khoảng 50 người đã phá cửa, hàng rào, leo vào Tịnh thất Bồng Lai (xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) để đập phá, lục lọi đồ đạc, thậm chí hành hung các sư thầy trong tịnh xá.
Sau khi tự tiện xông vào tịnh xá và lục tung mọi ngóc ngách để tìm kiếm nhưng không thấy người cần tìm, nhóm người này đã tập trung đứng bên ngoài chửi bới và lăng mạ các tu sĩ. Trong lúc can ngăn để bảo vệ tài sản và những chú tiểu đang nằm ngủ bên trong, một tu sĩ đã bị một người phụ nữ trong nhóm này chọi 1 tấm gạch men sắc nhọn vào mặt.
Cú đánh khiến gương mặt 1 tu sĩ bị thương nghiêm trọng, máu chảy đầm đìa nằm gục trên nền đất, theo tu sĩ Thích Hoàn Nguyên, sau khi nhóm người lạ mặt rời đi, tịnh thất Bồng Lai có kiểm kê lại tài sản thì thấy mất số tiền hơn 300 triệu đồng và một viên đá tròn tại sảnh chính.
Tinh that Bong Lai bi dai nao: Co khoi to hinh su nhom con do?
Nhóm người xông vào đập đồ đạc ở Tịnh thất Bồng Lai. (Ảnh cắt từ clip). 
Vậy dư luận đặt ra câu hỏi liệu vụ việc có khởi tố hình sự nhóm côn đồ?. Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Diệp Năng Binh - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật - Đoàn luật sư TP HCM cho biết, vụ việc trên đã khiến dư luận bức xúc. Hành vi của nhóm người này giống nhằm dàn dựng để trộm cắp tài sản. Lục lọi từng ngăn kéo tủ, chắc con họ chui được vào đó trốn? Họ đã có hành động côn đồ và xem thường pháp luật.
Luật sư Bình nhấn mạnh, hành vi của nhóm người trên là xâm phạm chỗ ở của người khác, phạm tội cố ý gây thương tích và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Nếu con mình mất tích người ta đi báo công an đến cùng chứ không phải giải quyết khơi khơi như vậy.
Do đó, cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhóm người này để bảo vệ sự tôn nghiêm. Theo quy định tại Khoản 2 và 3 điều 22 Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Tinh that Bong Lai bi dai nao: Co khoi to hinh su nhom con do?-Hinh-2
 Luật sư Diệp Năng Binh - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật - Đoàn luật sư TP HCM.
Trường hợp của gần 50 người tự ý xông vào “Tịnh thất Bồng Lai” để lục soát, có hành vi cố ý gây thương tích và có thông tin cho rằng nạn nhân bị mất tiền, trang sức thì những người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158 BLHS), tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS) và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS)m của pháp luật.
Luật sư Bình cho rằng, trong đoạn clip ghi lại hình ảnh người phụ nữ này cùng nhóm người xông vào tịnh thất yêu cầu giao một đứa trẻ, dùng miếng gạch men gây thương tích cho sư thầy bất chấp quy định của pháp luật là hành vi có tính chất côn đồ, cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này thì phải xác định thương tích hay các hành vi cụ thể khác như: có tổ chức, lợi dụng chức vụ quyền hạn, có tính chất côn đồ…
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. pháp luật cũng quy định rõ nếu thương tích dưới 11% nhưng người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích có tính chất côn đồ thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điểm i khoản 1 Điều 134 BLHS.
Ngoài ra, nếu cơ quan điều tra xác minh được có hành vi lấy tài sản trong trường hợp này thì nhóm người này sẽ bị truy cứu về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS). Việc công nhiên chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 172 BLHS 2015, được sửa đổi năm 2017.
>>> Xem thêm video: Bức xúc nhóm người đập phá Tịnh thất Bồng Lai

Nguồn: VTC 9.

Gia Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)