Lễ hội cầu ngư đầu năm của ngư dân Đà Nẵng
Lễ cầu ngư đầu năm của ngư dân Đà Nẵng diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi gắn với đời sống của ngư dân trong vùng.
Cầu ngư là một hoạt động tín ngưỡng đặc biệt của người dân miền biển, thường được tổ chức vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm, nhằm cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa để ngư dân có thể ra khơi đánh bắt nhiều hải sản, cầu cho đời sống nhân dân được no ấm.
|
Lễ cầu ngư đầu năm của ngư dân Đà Nẵng |
Lễ hội đánh bắt hải sản đầu năm của ngư dân Sa Huỳnh, Quảng Ngãi
Cứ vào dịp Tết cổ truyền hàng năm, các ngư dân Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, sẽ hân hoan tổ chức lễ hội ra quân đánh bắt hải sản đầu năm, mở đầu mùa khai thác hải sản với ước mong những chuyến biển bội thu.
Đây là lễ hội ra quân đầu năm truyền thống của ngư dân trong vùng biển Sa Huỳnh.
Sau lễ tế thần Nam Hải tại Lăng Ông, lễ hội ra quân nghề cá đầu năm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao gồm: Hát bả trạo, hát sắc bùa, thi đấu bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố và các trò chơi dân gian khác, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho ngư dân địa phương dịp đầu xuân.
|
Đây là lễ hội ra quân đầu năm truyền thống của ngư dân trong vùng biển Sa Huỳnh. |
Lễ hội mở cửa biển độc đáo của ngư dân Thái Bình
Đã thành thông lệ đầu xuân năm mới, cứ vào ngày 12 Tháng Giêng hàng năm, những ngư dân vùng biển Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) lại tưng bừng tổ chức lễ hội bơi chải.
Đây là lễ hội tâm linh truyền thống được duy trì từ nhiều năm nay của người dân địa phương, đặc biệt có ý nghĩa đối với những người dân sông nước, sinh sống chủ yếu dựa vào hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản.
Lễ hội cũng được coi là lễ xuất quân, mở cửa biển cho những chuyến tàu vươn khơi xa.
|
Cứ vào ngày 12 Tháng Giêng hàng năm, những ngư dân vùng biển Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) lại tưng bừng tổ chức lễ hội bơi chải. |
Lễ hội bơi chải truyền thống có nguồn gốc từ làng Diêm Điền (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), xuất phát từ nghề đi biển đánh bắt hải sản, gắn liền với tín ngưỡng về các vị Thủy thần.
Lễ hội Cầu ngư ở vịnh Biển đẹp nhất thế giới Thừa Thiên – Huế
Tín ngưỡng dân gian của ngư dân Việt Nam, các thần linh biển cả được thờ phụng rất đa dạng. Trong số tất cả các vị thần, cá Ông, được các ngư dân, nhất là các ngư dân vùng biển Thừa Thiên - Huế đặc biệt tôn sùng và coi trọng.
|
Lễ hội Cầu ngư gắn với tục thờ cá Ông là lễ hội phổ biến, lớn nhất và quan trọng nhất đối với cộng đồng ngư dân các làng chài ven biển mỗi dịp Tết đến xuân về |
Lễ hội cầu ngư và trẩy hội đua ghe truyền thống làng chài An Cư (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) là lễ hội đầu xuân lớn nhất của ngư dân sinh sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản tại vịnh biển Lăng Cô-một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Ngoài ý nghĩa tốt đẹp về mặt nhân văn cũng như vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của ngư dân, lễ hội Cầu ngư cũng cho thấy ý nghĩa lớn về mặt bảo vệ hệ sinh thái.
Lễ hội Cầu ngư - Rước cá Sủ vàng tại Hải Phòng
Đây là lễ hội độc đáo mang đặc trưng riêng của ngư dân Hải Phòng được tổ chức 3 năm một lần sau dịp Tết Nguyên đán để cầu mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, một vụ mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.
|
Lễ hội Cầu ngư - Rước cá Sủ vàng tại Hải Phòng
|
Ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa biển bội thu, đem lại cuộc sống ngày càng no đủ hơn, lễ hội còn thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công đức của các vị tiền hiền, có công lập làng, dựng nghề.
Năm nay, theo tình hình dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, sẽ có nhiều lễ hội phải tạm ngừng để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.