Phan Sào Nam có được giảm án sau khi nộp lại 1.000 tỷ đồng?

Google News

(Kiến Thức) - Sau khi đầu thú, chỉ trong vòng 2 tuần Phan Sào Nam đã nộp lại 1.000 tỷ đồng tiền thu lợi từ đường dây đánh bạc nghìn tỷ cho cơ quan điều tra. Vậy việc nộp lại số tiền thu lợi bất chính này có khiến Phan Sào Nam được giảm án?

Trong phiên tòa đang xét xử đường dây đánh bạc nghìn tỷ tại Phú Thọ. Bị cáo Phan Sào Nam - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty Cổ phần VTC truyền thông trực tuyến (VTC online) "ông trùm" đường dây cờ bạc này khiến dư luận bàn tán về số tiền 1.000 tỷ đồng mà bị cáo đã nộp lại cho cơ quan điều tra chỉ trong vòng 2 tuần sau khi ra đầu thú. 
Nhiều độc giả tỏ ra băn khoăn, đặt câu hỏi: Liệu với việc khắc giao nộp lại số tiền 1.000 tỷ của Phan Sào Nam có khiến bị cáo này được giảm án? 
Phan Sao Nam co duoc giam an sau khi nop lai 1.000 ty dong?
Bị cáo Phan Sào Nam. 
Về việc khắc phục số tiền hơn 1.000 tỷ, bị cáo Phan Sào Nam giải thích tại tòa, đó là số tiền rất lớn với tất cả các cá nhân nên nói để “búng tay một phát” để khắc phục thì không phải. Cá nhân bị cáo khi nhận thức việc làm sai, chỉ trong vòng 1 tháng làm việc với cơ quan điều tra bị cáo đã rất chủ động xin báo cáo trực tiếp với lãnh đạo cơ quan điều tra về số tiền này để tạo điều kiện có mình, người thân, bạn bè thu hồ số tiền này.
“Từ khi được cơ quan điều tra tạo điều kiện, chỉ trong vòng 2 tuần phần lớn số tiền hơn 1.000 tỷ tiền mặt đó đã được thu hồi ngay tức thì và phần lớn đã được thu thập trước tháng 12/2017, tức là chưa đầy 2 tháng, sau khi bị cáo đầu thú tại cơ quan điều tra”, bị cáo Nam nêu.

TS. Luật sư Hoàng Tám Phi – công ty luật TNHH Tâm Anh (đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, gần như khách thể của các tội Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền là xâm phạm tới trật tự xã hội chứ không phải xâm phạm tới khách thể là quyền sở hữu tài sản của một số tội phạm như Trộm cắp tài sản, Cướp tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Việc các bị cáo xâm phạm tới khách thể là trật tự xã hội trong vụ án này đã được nhìn thấy rõ ràng trong những ngày đưa vụ án ra xét xử vừa qua. Cụ thể gia đình nhiều bị cáo bị đảo lộn, tan cửa nát nhà, vợ chồng ly hôn, có bị cáo thì bị vợ bỏ đi đâu không biết, rồi sinh ra các vấn đề xã hội khác… Về nguyên tắc, bị can bị cáo xâm phạm tới khách thể gì thì phải khắc phục cái đó thì mới được xem là khắc phục hậu quả. Người nào trộm cắp, lừa đảo của người khác thì phải trả lại tài sản đã trộm cắp, lừa đảo. Người nào xâm phạm tới trật tự xã hội thì phải thiết lập lại trật tự thì mới là khắc phục hậu quả.

Vì vậy mới có quan điểm cho rằng, tiền bạc không phải là khách thể trong trường hợp này nên nó không được xem là khắc phục hậu quả. Khi đã không xem nó là khắc phục hậu quả thì nó không được xem là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1, Điều 46 BLHS năm 1999.

Luật sư. TS Hoàng Tám Phi đồng tình với ý kiến cho rằng, khách thể của các tội Rửa tiền, Tổ chức đánh bạc, Mua bán trái phép hóa đơn, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ… đã xâm phạm tới trật tự xã hội. “Hiểu theo nghĩa hẹp thì đúng là như thế. Nhưng nếu xem việc họ nộp lại tiền không phải là khắc phục hậu quả, theo quan điểm của tôi thì nó như là thấy cây mà không thấy rừng”, luật sư Phi nói.

Giải thích cho quan điểm của mình, luật sư Phi cho biết: Nhà nước thu được khoảng 3.000 tỷ đồng trong vụ án này và sẽ dùng tiền này tái đầu tư trở lại cho xã hội để củng cố, thiết lập, khắc phục lại trật tự xã hội, một phần hoặc khắc phục toàn bộ. Như vậy, xét đến cùng thì cũng chính là tiền giúp cho việc tái lập trật tự xã hội mà các bị cáo trong vụ án này gây ra.

Lý do thứ hai được luật sư Phi đưa ra là: Bản thân những tội phạm này, họ cũng không có đủ khả năng, công cụ để thiết lập lại trật tự xã hội mà phải do Nhà nước. Chính vì vậy họ chỉ biết nộp lại toàn bộ hơn 3.000 tỷ đồng tiền phạm tội mà có để Nhà nước sử dụng số tiền này làm công cụ tái thiết lại trật tự xã hội đã bị họ xâm hại trước đó.

“Vì vậy, theo quan điểm của tôi, cần phải xem việc các bị cáo trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ nộp lại số tiền do phạm tội mà có là tiền khắc phục hậu quả và coi đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo”, luật sư Phi nêu quan điểm.

Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu luật pháp, nhiều kinh nghiệm, thâm niên trong quá trình công tác, giảng dạy về pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn tham gia các vụ án từ đơn giản đến phức tạp, TS. Luật sư Hoàng Tám Phi cho rằng, cần hiểu và nhìn nhận việc các bị can, bị cáo nộp lại số tiền thu lợi bất chính trong vụ án đánh bạc là giúp cho quá trình tái thiết lại trật tự xã hội theo nghĩa rộng. Vì suy cho cùng, đây cũng là việc người phạm tội khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Kim Ngưu

>> xem thêm

Bình luận(0)