Ông Thăng buộc bồi thường 830 tỷ: Nếu hết tài sản... tính sao?

Google News

Ngoài 4 bản án, 30 năm tù giam, ông Đinh La Thăng còn phải bồi thường tổng cộng 830 tỷ đồng. Vậy trường hợp không còn tài sản, ông Đinh La Thăng sẽ bồi thường như thế nào?

 4 bản án, 30 năm tù, bồi thường 830 tỷ đồng
Sai phạm của ông Đinh La Thăng bị cáo buộc khi giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Vụ án thứ nhất, sai phạm của ông Đinh La Thăng khi còn giữ chức Chủ tịch HĐQT PVN.
Theo bản án phúc thẩm ngày 14/5/2018, hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" của ông Thăng và các bị cáo gây thiệt hại hơn 119 tỷ đồng. Toà phúc thẩm tuyên phạt bị cáo Thăng 13 năm tù và buộc phải bồi thường 30 tỷ đồng.
Tại vụ án thứ hai, tháng 6/2018, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên y án 18 năm tù đối với ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐQT PVN). Sai phạm của ông Thăng được xác định trong vụ án PVN mất 800 tỷ đồng khi góp vốn vào Oceanbank. Ông này còn bị buộc phải bồi thường 600 tỷ đồng.
Tại vụ án thứ ba, ngày 22/12/2020, TAND TPHCM đã tuyên án 20 bị cáo trong vụ án sai phạm tại cao tốc TPHCM - Trung Lương. Trong đó, ông Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) bị tuyên phạt 10 năm tù.
Ở vụ án này, ông Thăng bị cáo buộc tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Ong Thang buoc boi thuong 830 ty: Neu het tai san... tinh sao?
Ông Đinh La Thăng với khoản bồi thường 830 tỉ khó trả.
Trong vụ án thứ tư, xảy ra tại Dự án Ethanol Phú Thọ, hôm 15/3, TAND Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 11 năm tù tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".
Toà cũng tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng phải bồi thường hơn 200 tỷ đồng, trong số hơn 543 tỷ đồng thiệt hại từ việc chỉ định thầu cho PVC trái quy định pháp luật.
Như vậy, ngoài tổng hợp 4 bản án với mức phạt 30 năm tù giam (mức án cao nhất với tù có thời hạn), ông Đinh La Thăng phải bồi thường tổng cộng 830 tỷ đồng.
Khoản nợ không bao giờ được xóa
Luật sư Nguyễn Minh Hưng, Văn phòng Luật sư Thanh Vũ cho biết, Nghị định số 33/2020/NĐ-CP đã sửa đổi theo hướng: Việc thi hành án chưa có điều kiện quy định tại khoản 5 Điều này được thống kê, theo dõi riêng. Khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì Chấp hành viên tiến hành xác minh và tổ chức thi hành án theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Theo đó, Đối với những việc thi hành án đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, cơ quan THADS chuyển sổ theo dõi riêng. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên mới phải tiến hành xác minh. Sau khi có quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì cơ quan THADS ra quyết định tiếp tục thi hành án.
Một thẩm phán TAND TP Hà Nội cho biết trên Báo Lao động: Trong trường hợp toàn bộ tài sản của ông Đinh La Thăng đã bị kê biên nhưng không đủ khả năng bồi thường dân sự thì cơ quan thi hành án sẽ treo khoản nợ đó và vẫn bắt buộc bị cáo phải chấp hành án.
Theo thẩm phán này, nếu bị cáo chưa có điều kiện về kinh tế để chấp hành án thì cơ quan thi hành án sẽ tạm đình chỉ khoản nợ đó chứ không bao giờ xoá đi. Nếu bị cáo bồi thường đủ thì cơ quan chức năng sẽ xem xét trong việc giảm án, ra tù trước thời hạn.
Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) thì cho rằng, việc bồi thường dân sự là trách nhiệm của bị cáo theo bản án. Còn việc bồi thường trên thực tế phụ thuộc và số lượng tài sản bị cáo có.
"Ông Thăng chỉ có 1 ngôi nhà thì cơ quan thi hành án sẽ kê biên, niêm phong, xử lý ngôi nhà đó. Nếu ngôi nhà này liên quan đến quan hệ tài sản vợ chồng, cơ quan chức năng chỉ được thu hồi một nửa giá trị ngôi nhà thuộc phần sở hữu của ông Thăng.
Do số lượng tiền phải bồi thường quá cao, nếu ông Thăng không tự nguyện, hoặc không có khả năng chi trả, bị cáo có thể nhờ bạn bè, người thân đóng góp, bồi thường thay. Nếu ông Thăng không có tài sản khác để thi hành án, việc tuyên án chỉ là trên giấy tờ" - luật sư Cường phân tích.
Theo luật sư Cường, nếu ông Thăng bồi thường hết số tiền dân sự này, và chấp hành tốt trong quá trình cải tạo, xếp loại cải tạo khá trở lên, đó là những tình tiết xem xét, đánh giá giảm án cho bị cáo ra tù trước thời hạn.
Trong trường hợp phát mãi tài sản, quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ xác định ông Đinh La Thăng có tài sản gì, kê biên và sau khi bán đấu giá. Số tiền thu được sẽ trừ chi phí đi, còn lại sẽ trừ vào nghĩa vụ của ông Thăng theo bản án.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Ông Đinh La Thăng sắp hầu tòa vụ Etanol Phú Thọ

Nguồn: Pháp luật TP HCM


Hiểu Lam

>> xem thêm

Bình luận(0)