Luật sư liên tiếp “hỏi xoáy” cựu Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình

Google News

Các luật sư liên tiếp đặt câu hỏi đối với nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình liên quan tới phương án tái cơ cấu, giám sát tại VNCB.

Chiều 26/6, phiên xét xử sơ thẩm vụ “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB (trước đây là Ngân hàng Đại Tín) tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi ông Đặng Thanh Bình và các đồng phạm.
Bị cáo Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc NHNN - Ảnh: Huyền Trâm. 
Không triệu tập cựu Chánh tranh tra NHNN
Bị cáo Ngô Văn Thanh, nguyên thành viên tổ giám sát, nguyên Phó trưởng phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank - chi nhánh Long An nêu, khoản vay 300 tỷ đồng cầm cố có sổ tiết kiệm và khoản hơn 3.700 tỷ đồng cho 12 cá nhân vay, bị cáo không giám sát mà giao cho bà Trần Thu Hồng.
Bà Trần Thu Hồng cho biết, có trách nhiệm giám sát sau tín dụng, đã gửi công văn cho VNCB cảnh báo nhắc nhở khoản vay. Đại diện cơ quan Viện kiểm sát (VKS) hỏi bà Hồng có được giao hai khoản vay này hay không, bà Hồng cho hay, có nắm tăng trưởng tín dụng chung mà chưa có câu trả lời trọng tâm.
Về khoản vay hơn 3.700 tỷ đồng, bị cáo Lê Văn Thanh, nguyên Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Long An cho biết, ngay từ đầu giao cho bị cáo Ngô Văn Thanh và bà Hồng. Còn khoản vay 300 tỷ đồng sau khi bị cáo Ngô Văn Thanh có ý kiến thì giao cho bà Hồng và ông Quách Minh Trung.
Theo đó, VKS cho biết, đã kiểm tra sau khi bị cáo Ngô Văn Thanh có đơn khiếu nại và sẽ xem xét, đánh giá tình hình toàn diện, không làm oan cho bị cáo Thanh.
Theo hội đồng xét xử (HĐXX), việc VKS đề nghị triệu tập ông Nguyễn Hữu Nghĩa, cựu Chánh thanh tra giám sát của NHNN là không cần thiết, nếu quá trình xét xử cảm thấy cần thì sẽ xem xét.
HĐXX mời ông Đặng Văn Thảo, cựu Phó Chánh thanh tra NHNN. Ông Thảo trình bày, kết luận thanh tra đối với VNCB được gửi cho Thống đốc, Phó Thống đốc và các bên liên quan. Quá trình đưa ra kết luận thanh tra, VNCB có đưa ra phương án tái cơ cấu.
Vì sao thay đổi "chóng mặt" việc chấp thuận tái cơ cấu VNCB?
Luật sư hỏi ông Đặng Thanh Bình vì sao Cơ quan thanh tra ngày 28/6/2012 có tờ trình 1002, phân tích một số vấn đề và kết luận không đồng ý cho nhóm Thiên Thanh tham gia tái cấu Ngân hàng Đại Tín (sau này là VNCB). Nhưng sau đó có tờ trình 1008 chấp thuận.
Ông Bình cho biết, sau khi có tờ trình không chấp thuận phương án tái cơ cấu lý do chủ yếu năng lực nhà đầu tư, vấn đề sở hữu cổ phần. Nếu chấp thuận phương án thời điểm đó thì nhóm nhà đầu tư mới có thể trở thành cổ đông chi phối tại Đại Tín sẽ không thực hiện được tái cơ cấu. Tuy nhiên, cơ quan thanh tra nhận được giải trình của nhóm nhà đầu tư mới, gặp trực tiếp để làm rõ, xem xét nội dung trao đổi với cơ quan thanh tra.
Ông Bình cho rằng, mình không làm việc nhưng cơ quan thanh tra có tờ trình gửi đến bị cáo, sau đó bị cáo đề nghị báo cáo Thống đốc, nếu Thống đốc có ý kiến sẽ xem xét triển khai tái cơ cấu.
Lý do không đặt VNCB vào diện kiểm soát đặc biệt
Luật sư Trần Minh Hải, bảo vệ quyền lợi cho bị án Phạm Công Danh tham gia hỏi bị cáo Đặng Thanh Bình.
Luật sư Hải hỏi ông Bình vì sao sau khi nhóm ông Danh tiếp quản VNCB vẫn nằm trong đối tượng bị kiểm soát đặc biệt nhưng lại không đưa vào (ngân hàng đều gặp 5 vấn đề về khả năng mất thanh khoản, nợ xấu chiếm 95% tổng dư nợ, lỗ lũy kế trên 50% vốn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không được đảm bảo…).
Về thực trạng ngân hàng Đại Tín trước khi ông Danh tiếp quản, ông Bình cho rằng ngân hàng có nợ xấu cao. Thời điểm 2012, tình hình rất là xấu nhưng đến 6/2013 được cải thiện. Ông Bình khẳng định trao quyền kiểm soát đặc biệt không phù hợp tại thời điểm đó.
Trả lời luật sư vì sao ông Bình liên tục cho rằng Quyết định 12 có quyền rất mạnh, ông Bình nêu, cho đến ngày hôm nay chưa có một cơ quan nào kể cả cơ quan thanh tra với bộ máy 500 người có quyền xâm nhập hệ thống mạng của các ngân hàng để theo dõi hoạt của ngân hàng như tổ giám sát. Họ hoàn toàn có quyền tiến hành thanh tra ngay lập tức nếu phát hiện sai phạm, như trường hợp của VNCB.
Theo Huyền Trâm/ Bizlive

>> xem thêm

Bình luận(0)