Hải Phòng: 14/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch

Google News

Năm 2023 Hải Phòng có 14/19 chỉ tiêu KT-XH đạt hoặc vượt mục tiêu kế hoạch HĐND TP giao. Tăng trưởng kinh tế TP đạt mức khá cao so với bình quân chung cả nước.

Tại kỳ hợp thứ 13, HĐND TP Hải Phòng, báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng nêu rõ, năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội TP tiếp tục ổn định và phát triển. Tăng trưởng kinh tế TP đạt mức khá cao so với bình quân chung cả nước; một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tiếp tục có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Ước thực hiện cả năm 2023 có 14/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt hoặc vượt mục tiêu kế hoạch HĐND TP giao, đạt tỷ lệ 73,68%; có 05/19 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, đạt tỷ lệ 26,32%.
Hai Phong: 14/19 chi tieu kinh te - xa hoi dat va vuot ke hoach
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng báo cáo tại Kỳ họp.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2023 ước thực hiện 102.614,53 tỷ đồng, đạt 98,02% dự toán Trung ương giao, đạt 88,12% dự toán HĐND thành phổ giao, trong đó: thu nội địa ước thực hiện 42.500 tỷ đồng, đạt 135,66% dự toán Trung ương giao, đạt 100% dự toán HĐND TP giao; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 58.000 tỷ đồng, đạt 82,98% dự toán Trung ương và HĐND TP giao.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của TP Hải Phòng xếp vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX xếp vị trí thứ 2 với 90,09 điểm; Chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính SIPAS xếp vị trí thứ 10 với 83,88 điểm; Chỉ số đo lường hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI xếp trong nhóm cao nhất gồm 15 tỉnh, thành phố với 43,603 điểm. Hoàn thành, công bố Chỉ sổ năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) TP Hải Phòng năm 2022. Vốn đầu tư công được tập trung đẩy mạnh giải ngân.
Môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố tiếp tục được cải thiện; hiệu quả từ chuỗi các hoạt động xúc tiến đầu tư đã mang lại kết quả tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài. TP đã phối hợp với các cơ quan Trung ương liên quan trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung TP Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Khởi công một số công trình, dự án lớn trong các lĩnh vực như giao thông, công nghiệp, đô thị, góp phần nâng tầm vị thế và mở đường phát triển cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của TP. Các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân được chú trọng thực hiện tốt. Triển khai vận động các tổ chức quổc tế hồ sơ đề cử Quần đảo Cát Bà - Vịnh Hạ Long và chính thức được UNESCO ghi danh là di sản thiên nhiên thể giới. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp tin tưởng, đồng thuận và ủng hộ các chủ trương, định hướng phát triển của TP.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, TP còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, vượt khỏi khả năng dự báo. Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số trong 9 năm liên tục, nhưng ba năm từ năm 2021 - 2023 đều chưa hoàn thành mục tiêu đề ra và chưa đảm bảo theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVI.
Hai Phong: 14/19 chi tieu kinh te - xa hoi dat va vuot ke hoach-Hinh-2
Năm 2023 Hải Phòng có 14/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt hoặc vượt mục tiêu kế hoạch HĐND TP giao. 
Tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Anh Quân trình các Tờ trình của UBND TP về: Sửa đổi, bổ sung một số Nghị quyết quy định một số loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền HĐND TP trên địa bàn TP Hải Phòng; Giảm phí, lệ phí đối với các thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn TP Hải Phòng; Danh mục các dự án đầu tư có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Danh mục các dự án đầu tư phải thu hồi đất; mức vốn ngân sách nhà nước dự kiến cấp cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP năm 2024; Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 10 ha đến dưới 500 ha để thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố.
Cùng với đó là các Tờ trình về: Đề án đẩy mạnh phân cấp đối với UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP; Tổng biên chế công chức hành chính, số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thành phố năm 2024; Đề án Tổ chức chính quyền đô thị TP; Số lượng cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện; Chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; mức hỗ trợ hàng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn TP.
Tại Kỳ họp, các đại biểu cũng nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị chung của cử tri thành phố tham gia vào nội dung Kỳ họp thứ 13; báo cáo về công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND TP báo cáo kết quả giám sát về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường…
 
Thiên Di

>> xem thêm

Bình luận(0)