Theo cáo buộc của VKS, năm 2017, Hợi là cộng tác viên tìm nguồn nhân lực cho một doanh nghiệp tại Hà Nội có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động.
Tháng 4/2018, công ty này ngừng hoạt động nhưng Hợi vẫn quảng cáo bản thân có khả năng làm thủ tục đưa người lao động đi làm việc trong nhà hàng, khách sạn tại Nhật Bản. Do tin tưởng, nhiều nạn nhân đã chuyển cho nữ bị can 6.000-6.500 USD mỗi người với lời hứa hợp đồng lao động trong 3 năm.
|
Bị can Nguyễn Thị Hợi. |
Để tiếp tục tạo lòng tin với người lao động, tháng 5/2018 Hợi thành lập công ty TNHH AC Foods Hà Linh (gọi tắt là công ty Hà Linh) do Hợi làm giám đốc. Công ty của Hợi không có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài nhưng bị can vẫn giới thiệu với mọi người công ty có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.
Từ tháng 7/2017 - 9/2018, Hợi đã chiếm đoạt của 22 người, ở nhiều tỉnh, thành với số tiền hơn 1,7 tỷ đồng. Bị can đã trả được hơn 787 triệu đồng. Quá trình điều tra, Hợi đã nộp 270 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
>>> Xem thêm video: Lừa đảo qua mạng phát triển tại miền Tây