Xem "trái tim sao Diêm Vương" qua ảnh mới nhất từ NASA

Google News

Nhìn xa, khu vực hình trái tim sao Diêm Vương có vẻ ấm áp và mờ ảo, nhưng thực chất là một vùng cằn cỗi, đầy băng đá.

Khu vực có hình trái tim của sao Diêm Vương đã thu hút cư dân Trái đất kể từ khi hình ảnh của nó do tàu du hành New Horizons chộp được NASA công bố vào tuần trước.
Xem
 Tweet của đội ngũ New Horizons về vùng hình tim đăng trên Twitter hôm 11/7 có nội dung: Tôi <3 Diêm Vương Tinh.
Tuy nhiên, có lẽ trên thực tế, khu vực này không "đáng yêu" như thế.
Theo hình ảnh chụp với khoảng cách gần hơn, một vùng của “trái tim” này thực chất là khu đồng bằng băng đá rộng lớn có thể bao gồm đá carbon monoxide - theo dữ liệu mà cơ quan không gian công bố hôm Thứ 6 (17/7).
Xem
 Một vùng của "trái tim Diêm Vương Tinh" được các nhà khoa học đặt tên là "Đồng bằng Sputnik".
Các nhà khoa học chính thức đặt tên khu vực băng đá này là “Đồng bằng Sputnik” và tin rằng tuổi đời của nó không quá 100 triệu năm - bởi lẽ nó không chứa bất kỳ hố trũng nào.
“Không dễ gì để giải thích về địa hình này” - Jeff Moore, trưởng Đội về địa chất, địa vật lý và hình ảnh (GGI) của New Horizons tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA tại Moffett Field, California, nói trong một thông cáo.
Xem
 Địa hình vùng đồng bằng trên bề mặt Diêm Vương Tinh bao gồm những đoạn có hình dáng bất thường, các vùng lõm, các vùng lõm chứa vật chất tối và những bề mặt lỗ chỗ.
“Việc khám phá những đồng bằng rộng lớn, không hố trũng và còn rất trẻ này trên Diêm Vương Tinh vượt quá những sự mong đợi của chúng tôi trước khi bay ngang qua.”
Nhóm đồng bằng được bao quanh bởi các ngọn núi cao 3.35 km mà các nhà khoa học tin rằng được làm từ băng đá hơn là khí methane hay nitrogen đông lạnh - những khí này được tìm thấy ở những nơi khác xung quanh Diêm Vương Tinh.
“Với nhiệt độ của Diêm Vương Tinh, lớp băng đá này hoạt động giống đá cứng hơn” - Bill McKinnon, đội phó của GGI từ ĐH Washington, St. Louis giải thích trong một tuyên bố riêng biệt.
Theo Gia Đình

Bình luận(0)