Một trong những hiện tượng thiên nhiên kèm thảm họa gây rùng mình nhất là lốc xoáy lửa Nhật Bản. Năm 1923, một trận động đất 7,9 độ richte đã xảy ra tại Kanto, Nhật Bản. Vào thời điểm đó, nó được xem là trận động đất mạnh nhất trong lịch sử đất nước này. Tuy nhiên, điều khủng khiếp của trận động đất này là nó còn mang theo cả những cơn lốc xoáy lửa, thiêu trụi mọi thứ nó đi qua, bắn những mảnh vụn nóng rực ra xung quanh. Ước tính trận động đất kết hợp cùng lốc xoáy lửa và sóng thần tại Kanto đã khiến 1,9 triệu người mất nhà cửa, gần 100.000 người tử vong.Theo Wikipedia, lốc xoáy lửa, hoặc xoáy lửa, xảy ra khi nhiệt độ cao kết hợp với điều kiện gió hỗn loạn, tạo thành một cơn lốc lửa kéo trong đống đổ nát và các loại khí dễ cháy đốt. Chúng thường đi khá chậm, càn quét mọi thứ xung quanh và gây thiệt hại lớn.Ánh sáng động đất. Trên thế giới, ghi nhận rất nhiều trường hợp xuất hiện ánh sáng lạ trên bầu trời trước khi những trận động đất diễn ra. Các nhà khoa học thường gọi chúng là “ánh sáng động đất” (Earthquake lights).Ánh sáng động đất có thể kéo dài vài giây hoặc thậm chí hàng chục phút tùy theo từng trường hợp. Một số sự kiện ghi nhận sự xuất hiện của thứ ánh sáng này có thể kể tới như trận động đất Kalapana 1975, động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008… Lý giải vì sao ánh sáng động đất lại xuất hiện trước thảm họa, giáo sư Troy Shinbrot thuộc ĐH Rutgers giải thích: Khi có động đất, các vết nứt gãy dưới lòng đất giải phóng điện tích vào không khí. Chúng ion hóa các phần từ không khí và hệ quả là gây ra thứ ánh sáng đặc biệt nói trên.Đàn cá khổng lồ nhuộm đen vùng biển Mexico. Một trận động đất mạnh 9 độ Richte và cơn sóng thần tại Nhật Bản được cho là nguyên nhân khiến cho dòng chảy tại các đại dương thay đổi bất thường. Một đàn cá khổng lồ gồm nhiều loại vì thế đã “lạc” vào vùng biển Acapulo, Mexico. Người dân có thể dễ dàng bắt được nhiều con cá mòi, cá cơm, cá thu một cách dễ dàng.Những hình ảnh về đàn cá khổng lồ xuất hiện tại Mexico.Sấm sét đánh trúng nham thạch phun trào. Ngày 28/1/2011, trong lúc núi lửa Shinmoedake phun đất đá và dung nham, một tia sét đã đánh ngang bầu trời phía ngọn núi đang phun lửa. Điều này đã tạo nên một cảnh tượng choáng ngợp khi những tia sét cuộn lên cùng với khói lửa dung nham đang bốc lên trời. Theo các chuyên gia tại đài thiên văn núi lửa Alaska (Mỹ), hiện tượng sét đánh trên miệng núi lửa có thể do một phần macma phun ra từ núi lửa tiếp xúc với khí quyển hình thành.Hố tử thần sau bão. Có thể do ảnh hưởng của mưa bão do cơn bão nhiệt đới Agatha mang lại, ngày 30.5.2010, thủ đô Guatemala xuất hiện một hố khổng lồ sâu tới 100 m khiến cả thế giới kinh ngạc. Hố sâu này tròn như miệng giếng. Người dân cho rằng hệ thống cống ngầm ở đây đã cũ nát nên khi lượng nước đổ về quá nhiều đã gây sạt đất đá ở dưới lòng đất.
Một trong những hiện tượng thiên nhiên kèm thảm họa gây rùng mình nhất là lốc xoáy lửa Nhật Bản. Năm 1923, một trận động đất 7,9 độ richte đã xảy ra tại Kanto, Nhật Bản. Vào thời điểm đó, nó được xem là trận động đất mạnh nhất trong lịch sử đất nước này. Tuy nhiên, điều khủng khiếp của trận động đất này là nó còn mang theo cả những cơn lốc xoáy lửa, thiêu trụi mọi thứ nó đi qua, bắn những mảnh vụn nóng rực ra xung quanh. Ước tính trận động đất kết hợp cùng lốc xoáy lửa và sóng thần tại Kanto đã khiến 1,9 triệu người mất nhà cửa, gần 100.000 người tử vong.
Theo Wikipedia, lốc xoáy lửa, hoặc xoáy lửa, xảy ra khi nhiệt độ cao kết hợp với điều kiện gió hỗn loạn, tạo thành một cơn lốc lửa kéo trong đống đổ nát và các loại khí dễ cháy đốt. Chúng thường đi khá chậm, càn quét mọi thứ xung quanh và gây thiệt hại lớn.
Ánh sáng động đất. Trên thế giới, ghi nhận rất nhiều trường hợp xuất hiện ánh sáng lạ trên bầu trời trước khi những trận động đất diễn ra. Các nhà khoa học thường gọi chúng là “ánh sáng động đất” (Earthquake lights).
Ánh sáng động đất có thể kéo dài vài giây hoặc thậm chí hàng chục phút tùy theo từng trường hợp. Một số sự kiện ghi nhận sự xuất hiện của thứ ánh sáng này có thể kể tới như trận động đất Kalapana 1975, động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008… Lý giải vì sao ánh sáng động đất lại xuất hiện trước thảm họa, giáo sư Troy Shinbrot thuộc ĐH Rutgers giải thích: Khi có động đất, các vết nứt gãy dưới lòng đất giải phóng điện tích vào không khí. Chúng ion hóa các phần từ không khí và hệ quả là gây ra thứ ánh sáng đặc biệt nói trên.
Đàn cá khổng lồ nhuộm đen vùng biển Mexico. Một trận động đất mạnh 9 độ Richte và cơn sóng thần tại Nhật Bản được cho là nguyên nhân khiến cho dòng chảy tại các đại dương thay đổi bất thường. Một đàn cá khổng lồ gồm nhiều loại vì thế đã “lạc” vào vùng biển Acapulo, Mexico. Người dân có thể dễ dàng bắt được nhiều con cá mòi, cá cơm, cá thu một cách dễ dàng.
Những hình ảnh về đàn cá khổng lồ xuất hiện tại Mexico.
Sấm sét đánh trúng nham thạch phun trào. Ngày 28/1/2011, trong lúc núi lửa Shinmoedake phun đất đá và dung nham, một tia sét đã đánh ngang bầu trời phía ngọn núi đang phun lửa. Điều này đã tạo nên một cảnh tượng choáng ngợp khi những tia sét cuộn lên cùng với khói lửa dung nham đang bốc lên trời. Theo các chuyên gia tại đài thiên văn núi lửa Alaska (Mỹ), hiện tượng sét đánh trên miệng núi lửa có thể do một phần macma phun ra từ núi lửa tiếp xúc với khí quyển hình thành.
Hố tử thần sau bão. Có thể do ảnh hưởng của mưa bão do cơn bão nhiệt đới Agatha mang lại, ngày 30.5.2010, thủ đô Guatemala xuất hiện một hố khổng lồ sâu tới 100 m khiến cả thế giới kinh ngạc. Hố sâu này tròn như miệng giếng. Người dân cho rằng hệ thống cống ngầm ở đây đã cũ nát nên khi lượng nước đổ về quá nhiều đã gây sạt đất đá ở dưới lòng đất.