Tháng 4 vừa qua, ngọn núi lửa Calbuco nằm ở phía Nam Chile phun trào tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp với hình ảnh đám tro bụi bay vào không khí. Dù rất đáng sợ nhưng không thể phủ nhận hiện tượng thiên nhiên này trông rất ấn tượng. “Đợt phun trào núi lửa này là một trong những điều tuyệt vời nhất mà tôi từng chứng kiến. Cảm giác như thể những thứ đẹp đẽ nhất từ trên thiên đường đang đổ bộ xuống”, anh Eduardo Minte (28 tuổi), tác giả của bức ảnh chia sẻ.Microburst hay còn gọi “bom mưa” là hiện tượng thiên nhiên rất hiếm gặp. Cảnh tượng giống như một chiếc van xả khổng lồ đang trút hàng vạn lít nước xuống mặt đất với tốc độ chóng mặt.Trung thu năm nay, nhiều người dân Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là “trăng máu” duy nhất trong năm. Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này diễn ra trong khoảng 4 phút 43 giây và được coi là ngắn nhất trong thế kỷ 21.Năm 2013, tại Ai Cập bất ngờ xuất hiện hiện tượng “mây giáng thế” khiến nhiều người quan tâm. Theo clip ghi lại, đám mây từ từ bay xuống mặt đất nhưng vẫn giữ nguyên hình thù chứ không tan đi mất.Trang Livescience đưa tin, hiện tượng thiên văn nguyệt thực toàn phần (hay "Mặt trăng máu") diễn ra vào ngày 8.10 năm 2014 là một hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm. Người quan sát dưới đất sẽ được chứng kiến cùng lúc hai hiện tượng, Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn cùng một lúc với cảnh Mặt trời mọc.Việc sét đánh trúng núi lửa không còn quá xa lạ với những người thích tìm hiểu về tự nhiên. Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng những phân tử tro tích điện dương được giải phóng ra bên ngoài vụ phun trào đã được “nạp điện” cấp tốc nên đã phụt sáng thành những tia sét với cường độ hàng ngàn vôn.Nước bị đóng băng thành nhũ đá dưới lòng đại dương.Cầu vồng lửa còn được gọi là mây ngũ sắc xuất hiện ở tầng mây ti khá cao trên bầu trời. Tại độ cao này, hơi nước kết thành tinh thể băng nhỏ li ti phân tách ánh sáng mặt trời thành nhiều màu sắc khác nhau.Vị trí địa lý đặc biệt đã giúp dãy Niagara Falls sở hữu những xoáy nước có kích thước siêu khổng lồ vô cùng hùng vĩ.Hình ảnh sét tạo thành “kiềng ba chân” tại tp HCM trước cơn mưa lớn tại tp HCM vào ngày 05.07 vừa qua khiến nhiều người thích thú.Một mỏ khí thiên nhiên trong lòng đất tại ở Derweze, Turkmenistan đã cháy liên tục trong hơn bốn thập kỷ qua và dường như không có dấu hiệu dừng lại. Nhiều người gọi nơi đây chính là “Cổng dẫn tới địa ngục” trong kinh thánh.Núi Thiên Tử thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bao gồm những tháp đá cẩm thạch khổng lồ cao hàng ngàn mét là địa danh thu hút khách du lịch số một trong vùng.Hồ Retba, Senegal có màu hồng vì hàm lượng muối trong hồ thu hút những con vi khuẩn dunaliella salina. Vi khuẩn này tạo ra một sắc tố màu đỏ để nó có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Tháng 4 vừa qua, ngọn núi lửa Calbuco nằm ở phía Nam Chile phun trào tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp với hình ảnh đám tro bụi bay vào không khí. Dù rất đáng sợ nhưng không thể phủ nhận hiện tượng thiên nhiên này trông rất ấn tượng. “Đợt phun trào núi lửa này là một trong những điều tuyệt vời nhất mà tôi từng chứng kiến. Cảm giác như thể những thứ đẹp đẽ nhất từ trên thiên đường đang đổ bộ xuống”, anh Eduardo Minte (28 tuổi), tác giả của bức ảnh chia sẻ.
Microburst hay còn gọi “bom mưa” là hiện tượng thiên nhiên rất hiếm gặp. Cảnh tượng giống như một chiếc van xả khổng lồ đang trút hàng vạn lít nước xuống mặt đất với tốc độ chóng mặt.
Trung thu năm nay, nhiều người dân Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là “trăng máu” duy nhất trong năm. Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này diễn ra trong khoảng 4 phút 43 giây và được coi là ngắn nhất trong thế kỷ 21.
Năm 2013, tại Ai Cập bất ngờ xuất hiện hiện tượng “mây giáng thế” khiến nhiều người quan tâm. Theo clip ghi lại, đám mây từ từ bay xuống mặt đất nhưng vẫn giữ nguyên hình thù chứ không tan đi mất.
Trang Livescience đưa tin, hiện tượng thiên văn nguyệt thực toàn phần (hay "Mặt trăng máu") diễn ra vào ngày 8.10 năm 2014 là một hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm. Người quan sát dưới đất sẽ được chứng kiến cùng lúc hai hiện tượng, Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn cùng một lúc với cảnh Mặt trời mọc.
Việc sét đánh trúng núi lửa không còn quá xa lạ với những người thích tìm hiểu về tự nhiên. Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng những phân tử tro tích điện dương được giải phóng ra bên ngoài vụ phun trào đã được “nạp điện” cấp tốc nên đã phụt sáng thành những tia sét với cường độ hàng ngàn vôn.
Nước bị đóng băng thành nhũ đá dưới lòng đại dương.
Cầu vồng lửa còn được gọi là mây ngũ sắc xuất hiện ở tầng mây ti khá cao trên bầu trời. Tại độ cao này, hơi nước kết thành tinh thể băng nhỏ li ti phân tách ánh sáng mặt trời thành nhiều màu sắc khác nhau.
Vị trí địa lý đặc biệt đã giúp dãy Niagara Falls sở hữu những xoáy nước có kích thước siêu khổng lồ vô cùng hùng vĩ.
Hình ảnh sét tạo thành “kiềng ba chân” tại tp HCM trước cơn mưa lớn tại tp HCM vào ngày 05.07 vừa qua khiến nhiều người thích thú.
Một mỏ khí thiên nhiên trong lòng đất tại ở Derweze, Turkmenistan đã cháy liên tục trong hơn bốn thập kỷ qua và dường như không có dấu hiệu dừng lại. Nhiều người gọi nơi đây chính là “Cổng dẫn tới địa ngục” trong kinh thánh.
Núi Thiên Tử thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bao gồm những tháp đá cẩm thạch khổng lồ cao hàng ngàn mét là địa danh thu hút khách du lịch số một trong vùng.
Hồ Retba, Senegal có màu hồng vì hàm lượng muối trong hồ thu hút những con vi khuẩn dunaliella salina. Vi khuẩn này tạo ra một sắc tố màu đỏ để nó có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời.