Theo thông báo mới nhất, các nhà nghiên cứu của NASA đã phát hiện nước trên sao Hỏa, làm dấy lên hi vọng có sự sống tồn tại trên bề mặt của hành tinh đỏ.
|
Hình ảnh vết tích của nước chảy trên bề mặt sao Hỏa trong ảnh do NASA cung cấp. |
Cụ thể, tàu thám hiểm không gian Mars Reconnaissance Orbiter của NASA phát hiện những vệt dài khoảng 100m chảy dốc trên bề mặt sao Hỏa. Đó là những đường rãnh sẫm màu xuất hiện theo mùa tại nhiều điểm trên bề mặt sao Hỏa, là kết quả của dòng nước mặn chảy xuống các sườn dốc, hình thành từ dòng nước chảy không liên tục.
Trong lịch sử nghiên cứu sao Hỏa, các nhà khoa học phát hiện có nước đóng băng ở hai cực sao Hỏa, các vũng nước nhỏ hình thành ban đêm trên bề mặt. Ba nhà khoa học NASA là tác giả của báo cáo trên là những người đầu tiên phát hiện các vệt nước trên năm 2011 và đưa ra giả thuyết về dòng chảy trên sao Hỏa.
Các nhà nghiên cứu phân tích sơ đồ hóa học trên bề mặt sao Hỏa do tàu không gian Mars Reconnaissance Orbiter thu được và phát hiện dấu vết của muối phát lộ, vốn chỉ có trong nước ở các dòng kênh hẹp chảy qua những vách đá xuyên suốt vùng xích đạo của sao Hỏa.
Họ đưa ra vài giả thuyết cho rằng, có thể nó là băng tan chảy dưới bề mặt, hoặc là kết quả của lượng muối dồi dào trong lòng đất sao Hỏa hút nước từ bầu khí quyển, hoặc cũng có thể là chất lỏng sủi lên từ tầng nước ngầm.
Tuyên bố phát hiện nước trên sao Hỏa này của NASA được đánh giá là to lớn nhưng vẫn rất nhỏ so với số lượng nước ở sông, hồ và những đại dương rộng lớn, được cho là đã từng chảy trên bề mặt Sao Hỏa hàng tỉ năm trước.
Sao Hỏa là hành tinh giống Trái đất nhiều nhất với biển nước mặn ấm áp và những hồ nước ngọt. Nhưng vì chuyện nào đó xảy ra mà hành tinh này đã bị mất nguồn nước của nó.