NASA phát minh súng bắn tỉa thiên thạch cứu Trái đất

Google News

Một công ty có trụ sở ở Brooklyn đang làm việc cho NASA để tạo ra khẩu súng bắn tỉa thiên thạch trong không gian đầu tiên.

Tuyên bố về súng bắn tỉa thiên thạch này được xem như một phát súng "xuyên màn đêm" vì chưa ai có thể chắc chắn tính khả thi của nó.
NASA phat minh sung ban tia thien thach cuu Trai dat
NASA chế tạo ra khẩu súng không gian để bắn vào thiên thạch. 
Khẩu súng bắn tỉa thiên thạch được phát triển bởi công ty công nghệ tàu vũ trụ và robot Honeybee Robotics, sẽ được sử dụng để kiểm tra xem các tiểu hành tinh và thiên thạch có đủ cứng để làm vật thử cho NASA hay không. 
Theo Kris Zacny - Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Công nghệ thăm dò tại Honeybee Robotics, việc NASA phát minh súng bắn tỉa thiên thạch cứu Trái đất còn được xem là chìa khóa giúp đưa con người lên sao Hỏa: “Thu thập và phân tích đặc trưng của các mẫu lấy từ các tiểu hành tinh là một mục tiêu quan trọng của khoa học, và NASA đã xác định rằng nó là một bước mấu chốt để chúng ta thăm dò sao Hỏa”.
Được biết NASA đang ấp ủ khởi động chương trình Asteroid Redirect Mission vào năm 2019 để tìm kiếm và “săn bắt” các thiên thạch để phục vụ cho việc nghiên cứu cũng như tìm hiểu sự hình thành của hệ Mặt trời. Vì vậy, NASA quyết tâm đẩy nhanh việc nghiên cứu thử nghiệm khẩu súng không gian và đưa nó trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của chương trình này.
Khẩu súng sẽ đánh bật các khối đá của các tiểu hành tinh ra khỏi quỹ đạo của chúng và đưa chúng đến gần hơn với Mặt trăng để các nhà khoa học dễ dàng tiếp cận hơn. Sau đó, một phi thuyền có người lái sẽ được phóng lên thu thập các mẫu vật về để nghiên cứu. Các nhà khoa học còn dùng khẩu súng để đánh giá độ rắn chắc, trạng thái lý tính của các thiên thạch bằng cách quan sát tốc độ phản ứng và độ nẩy của viên đạn khi tiếp xúc bề mặt thiên thạch.
Ngoài ra, nó còn được thiết kế để có thể bắn ra đạn sơn khổng lồ. Khi thiên thạch được bắn có độ cứng như NASA yêu cầu, đạn sẽ vỡ ra và tráng một lớp sơn phản quang lên bề mặt thiên thạch để báo hiệu cho các nhà khoa học biết.
Theo Khám Phá

Bình luận(0)