Khiếp đảm xem lỗ đen "chén sạch" một ngôi sao

Google News

Khi dịch chuyển quá gần cái miệng khổng lồ của lỗ đen, ngôi sao bị xé vụn thành tro bụi bởi lực hút quá lớn. Bữa ăn diễn ra trong 10 năm trước khi ngôi sao hoàn toàn biến mất.
 

Đây là “bữa ăn” lớn nhất của một lỗ đen được biết đến và lỗ đen khổng lồ đó được đặt tên XJ1500+0154, nằm trong một dải ngân hà nhỏ cách thiên hà của chúng ta khoảng 1,8 tỷ năm ánh sáng, do ba kính thiên văn X-ray phát hiện ra.
Lỗ đen này đã lập kỷ lục về “sự tham ăn” khi nuốt cả một ngôi sao. Chi tiết về quá trình nghiên cứu siêu lỗ đen kỷ lục này vừa được công bố trên tạp chí thiên văn “Nature Astronomy”.
Khiep dam xem lo den
Lỗ đen nuốt gọn một ngôi sao. 

Dacheng Lin, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay nạn nhân của lỗ đen là một ngôi sao dịch chuyển quá gần “cái miệng khổng lồ” để rồi bị phá vỡ vụn thành tro bụi bởi lực hút khủng khiếp của lỗ đen. Đồng thời, phần còn lại của ngôi sao này cũng tăng nhiệt, phát ra tia lửa X-ray và tỏa sáng rực rỡ.
Hiện tượng một ngôi sao bị lỗ đen xé nhỏ rồi nuốt trọn được gọi là “gián đoạn thủy triều”. Trong khoảng thời gian 10 năm, lỗ đen đã hút hết toàn bộ các mảnh vỡ, tro bụi của nạn nhân vào chiếc bụng không đáy.
“Chúng tôi đã chứng kiến một sự kết thúc trong lâu dài và ngoạn mục của một ngôi sao. Hàng chục hiện tượng gián đoạn thủy triều đã được phát hiện kể từ thập niên 1990, tuy nhiên chưa từng có vụ nào sáng và kéo dài như vậy”, ông Lin khẳng định.
Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức

>> xem thêm

Bình luận(0)