Từng phun trào 30 lần, phá hủy thành phố Pompeii vào năm 79 sau Công nguyên, núi lửa Vesuvius (Vịnh Naples, Italy) được dự đoán sẽ xóa sổ Napoli (tức Naples) khỏi bản đồ nước Italy và đe dọa mạng sống của hơn 3 triệu người dân quanh vùng. Ngọn núi lửa hung tàn này nằm trên chiếc “giường” rộng tới gần 400km2 magma nên khi phun trào, tro bụi và nham thạch, đất đá có thể tăng tốc lên tới 160km/h. Tình trạng căng thẳng tới mức nhiều cư dân đã đệ đơn lên Tòa án Nhân quyền châu Âu với ý kiến kế hoạch sơ tán như hiện nay là không đủ nếu thảm họa thực sự xảy ra. Cách thủ đô Tokyo 150km là ngọn núi Fuji hiện đang được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cảnh báo có nguy cơ phun trào sau tác động của trận động đất Tohoku mạnh 9 độ richter năm ngoái. Lần phun trào gần đây nhất của Fuji làm toàn bộ vùng lân cận và thủ đô Tokyo ngày nay chìm dưới lớp tro dày gần 6cm. Theo ước tính, Nhật Bản sẽ phải chi tới 30 tỷ USD để phục hồi lại đất nước nếu thảm họa xảy ra, chưa kể đến những tác động kinh hoàng khác. Năm 2010, một lượng tro núi lửa khổng lồ của núi Eyjafjallajökull bùng nổ từ phía nam Iceland đổ vào bầu trời châu Âu. Tuy nhiên, đó chỉ là một góc nhỏ của thảm họa nếu núi lửa Katla – cách Eyjafjallajökull 27km phun trào. Một khi Katla “thức dậy”, lớp băng bao quanh miệng núi lửa sẽ nhanh chóng hóa lỏng, gây nên một trận lũ lụt khó có thể tưởng tượng cùng tác động tới khí hậu toàn cầu.Nằm bên dưới Công viên quốc gia Yellowstone (Wyoming, Mỹ) là 777 km2 magma nóng bỏng – một nguồn sức mạnh khổng lồ có thể hoàn toàn thay đổi diện mạo của hành tinh chúng ta. Nếu thật sự xảy ra, vụ phun trào núi lửa này có thể phá hủy một vùng đất rộng hơn 3200km giữa Oklahoma và Canada, cướp đi mạng sống của hàng ngàn người và đưa nền kinh tế Mỹ về điểm xuất phát. Trong vòng 150 năm tới, khi lần phun trào tiếp theo của núi lửa Cumbre Vieja xảy ra, lượng đất đá trong 25km của Quần đảo Canary, Tây Ban Nha sẽ đổ ụp xuống Đại Tây Dương. Kết quả là gây ra một đợt sóng thần khủng khiếp đủ sức nuốt chửng cả quần đảo Canary trước khi tiến về châu Phi theo hướng đông, Bắc và Nam Mỹ theo hướng tây, và Tây Ban Nha, Anh theo hướng Bắc. Thêm một ứng cử viên đến từ Nhật Bản có thể khiến thế giới diệt vong là ngọn núi Aira Caldera, vùng Kyushu. Nghiên cứu cho thấy núi lửa này có thể phun trào bất kỳ lúc nào và khi đó, lượng dung nham, tro bụi của nó đủ sức bao phủ hàng triệu ngôi nhà chỉ trong vài giờ.
Từng phun trào 30 lần, phá hủy thành phố Pompeii vào năm 79 sau Công nguyên, núi lửa Vesuvius (Vịnh Naples, Italy) được dự đoán sẽ xóa sổ Napoli (tức Naples) khỏi bản đồ nước Italy và đe dọa mạng sống của hơn 3 triệu người dân quanh vùng.
Ngọn núi lửa hung tàn này nằm trên chiếc “giường” rộng tới gần 400km2 magma nên khi phun trào, tro bụi và nham thạch, đất đá có thể tăng tốc lên tới 160km/h. Tình trạng căng thẳng tới mức nhiều cư dân đã đệ đơn lên Tòa án Nhân quyền châu Âu với ý kiến kế hoạch sơ tán như hiện nay là không đủ nếu thảm họa thực sự xảy ra.
Cách thủ đô Tokyo 150km là ngọn núi Fuji hiện đang được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cảnh báo có nguy cơ phun trào sau tác động của trận động đất Tohoku mạnh 9 độ richter năm ngoái.
Lần phun trào gần đây nhất của Fuji làm toàn bộ vùng lân cận và thủ đô Tokyo ngày nay chìm dưới lớp tro dày gần 6cm. Theo ước tính, Nhật Bản sẽ phải chi tới 30 tỷ USD để phục hồi lại đất nước nếu thảm họa xảy ra, chưa kể đến những tác động kinh hoàng khác.
Năm 2010, một lượng tro núi lửa khổng lồ của núi Eyjafjallajökull bùng nổ từ phía nam Iceland đổ vào bầu trời châu Âu. Tuy nhiên, đó chỉ là một góc nhỏ của thảm họa nếu núi lửa Katla – cách Eyjafjallajökull 27km phun trào.
Một khi Katla “thức dậy”, lớp băng bao quanh miệng núi lửa sẽ nhanh chóng hóa lỏng, gây nên một trận lũ lụt khó có thể tưởng tượng cùng tác động tới khí hậu toàn cầu.
Nằm bên dưới Công viên quốc gia Yellowstone (Wyoming, Mỹ) là 777 km2 magma nóng bỏng – một nguồn sức mạnh khổng lồ có thể hoàn toàn thay đổi diện mạo của hành tinh chúng ta.
Nếu thật sự xảy ra, vụ phun trào núi lửa này có thể phá hủy một vùng đất rộng hơn 3200km giữa Oklahoma và Canada, cướp đi mạng sống của hàng ngàn người và đưa nền kinh tế Mỹ về điểm xuất phát.
Trong vòng 150 năm tới, khi lần phun trào tiếp theo của núi lửa Cumbre Vieja xảy ra, lượng đất đá trong 25km của Quần đảo Canary, Tây Ban Nha sẽ đổ ụp xuống Đại Tây Dương.
Kết quả là gây ra một đợt sóng thần khủng khiếp đủ sức nuốt chửng cả quần đảo Canary trước khi tiến về châu Phi theo hướng đông, Bắc và Nam Mỹ theo hướng tây, và Tây Ban Nha, Anh theo hướng Bắc.
Thêm một ứng cử viên đến từ Nhật Bản có thể khiến thế giới diệt vong là ngọn núi Aira Caldera, vùng Kyushu.
Nghiên cứu cho thấy núi lửa này có thể phun trào bất kỳ lúc nào và khi đó, lượng dung nham, tro bụi của nó đủ sức bao phủ hàng triệu ngôi nhà chỉ trong vài giờ.