Miệng núi lửa Al Wahaba ở cách thành phố Taif, tỉnh Mecca 254 km về phía Tây của cao nguyên bazan Hafer Kishb, nơi tập trung rất nhiều miệng núi lửa. Cảnh quan kỳ vĩ xung quanh miệng núi lửa Al Wahaba thuộc vào loại lớn nhất ở Trung Đông với đường kính 2km tưởng chừng chỉ bắt gặp trong phim khoa học viễn tưởng của các nhà làm phim Hollywood.
Lớp vỏ màu trắng ngọc đặc biệt bao phủ bên ngoài ngọn núi lửa là các tinh thể Natri phốt phát.Trong một thời gian dài, người ta cho rằng, miệng núi lửa Al Wahaba là do một thiên thạch rơi xuống trái đất tạo thành vì trông giống với miệng núi lửa Barringer. Tuy nhiên, giờ đây các nhà địa chất chứng minh được rằng, miệng núi lửa được hình thành do hoạt động núi lửa sinh ra một vụ nổ hơi nước dưới lòng đất khi dung nham nóng chảy tiếp xúc với nước ngầm. Ở xung quanh miệng núi lửa vẫn còn dấu vết của tro bụi núi lửa ở thời kỳ hoạt động địa chất diễn ra mạnh mẽ trong quá khứ. Ảnh chụp cận cảnh lớp vỏ màu trắng ngọc - các tinh thể Natri phốt phát - của miệng núi lửa Al Wahaba.
Đồng bằng cát xung quanh phủ đầy tro bụi núi lửa là minh chứng cho một thời kỳ các hoạt động núi lửa diễn ra dữ dội ở đây.
Lớp vỏ màu trắng ngọc đặc biệt là các tinh thể Natri phốt phát bao phủ bên ngoài ngọn núi lửa.
Miệng núi lửa Al Wahaba ở cách thành phố Taif, tỉnh Mecca 254 km về phía Tây của cao nguyên bazan Hafer Kishb, nơi tập trung rất nhiều miệng núi lửa.
Cảnh quan kỳ vĩ xung quanh miệng núi lửa Al Wahaba thuộc vào loại lớn nhất ở Trung Đông với đường kính 2km tưởng chừng chỉ bắt gặp trong phim khoa học viễn tưởng của các nhà làm phim Hollywood.
Lớp vỏ màu trắng ngọc đặc biệt bao phủ bên ngoài ngọn núi lửa là các tinh thể Natri phốt phát.
Trong một thời gian dài, người ta cho rằng, miệng núi lửa Al Wahaba là do một thiên thạch rơi xuống trái đất tạo thành vì trông giống với miệng núi lửa Barringer.
Tuy nhiên, giờ đây các nhà địa chất chứng minh được rằng, miệng núi lửa được hình thành do hoạt động núi lửa sinh ra một vụ nổ hơi nước dưới lòng đất khi dung nham nóng chảy tiếp xúc với nước ngầm.
Ở xung quanh miệng núi lửa vẫn còn dấu vết của tro bụi núi lửa ở thời kỳ hoạt động địa chất diễn ra mạnh mẽ trong quá khứ.
Ảnh chụp cận cảnh lớp vỏ màu trắng ngọc - các tinh thể Natri phốt phát - của miệng núi lửa Al Wahaba.
Đồng bằng cát xung quanh phủ đầy tro bụi núi lửa là minh chứng cho một thời kỳ các hoạt động núi lửa diễn ra dữ dội ở đây.
Lớp vỏ màu trắng ngọc đặc biệt là các tinh thể Natri phốt phát bao phủ bên ngoài ngọn núi lửa.