Một số chuyên gia Mỹ cho The Daily Beast biết, máy bay F-35 về thiết kế có một số lỗi kỹ thuật, trong đó khả năng quan trọng nhất là máy bay này có thể bị radar của Nga và Trung Quốc sản xuất tìm thấy, mà số lượng radar của Nga và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng.
Các chuyên gia phân tích chỉ ra, hệ thống áp chế radar đối phương trang bị cho máy bay F-35 không thể có đủ điều kiện để đảm nhận nhiệm vụ của mình, cho nên vẫn cần phải nghiên cứu một loại máy bay riêng dùng để áp chế radar đối phương, bảo đảm tính năng tàng hình của máy bay chiến đấu mới nhất F-35. Vì vậy các chuyến gia cũng đặt câu hỏi về việc Mỹ đầu tư mạnh vào chế tạo loại máy bay F-35 liệu có thích hợp không?
|
Hệ thống đối kháng điện tử trên F-35 được cho là có hiệu quả không cao đối phó với radar Nga, Trung Quốc.
|
Trên thực tế, vấn đề tính năng tàng hình của F-35 không mạnh sớm đã không phải là bí mật. Theo các nguồn tin trước đó đưa ra, máy bay tiêm kích F-35 dễ dàng bị radar có tần số làm việc UHF phát hiện. Trong khi thiết bị đối kháng điện tử của máy bay F-35 chủ yếu dùng để áp chế radar có tần số làm việc trong phạm vi 3cm. Chuyên gia cho rằng, nhược điểm này không phải là lỗi trong thiết kế máy bay, mà là do Lầu Năm Góc xác định yêu cầu nhiệm vụ kỹ thuật không đúng.
Tính năng tìm kiếm thiết bị bay tàng hình của radar UHF tương đối mạnh và sớm đã được làm rõ trong thời gian đầu Mỹ bắt tay vào việc phát triển dự án nghiên cứu máy bay tàng hình. Năm 1983, phòng thực nghiệm Lincoln thuộc cơ quan nghiên cứu công nghệ Viện Công nghệ Massachusetts đã mua trạm radar có bề rộng 45m, dùng để mô phỏng hệ thống radar cảnh báo 5N84A của Liên Xô có tần số làm việc UHF. Trạm radar này do công ty Lockheed Martin lắp ráp. Nhưng trước sự ngạc nhiên của một số chuyên gia, công ty Lockheed Martin thậm chí không học hỏi kinh nghiệm làm việc này khi thiết kế máy bay tiêm kích tàng hình F-35.
|
Radar tần số UHF của Nga, Trung Quốc có thể "tóm sống" máy bay tàng hình Mỹ. Ảnh minh họa
|
Chuyên gia công nghệ chỉ rằng, để bảo đảm tính năng tàng hình của máy bay hoạt động trong tần số UHF, đầu tiên phải loại bỏ đuôi đứng của máy bay, điều này đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược B-2. Nhưng, chuyên gia cho biết thêm, yêu cầu của dự án và yêu cầu nhiệm vụ kỹ thuật mà Lầu Năm Góc đưa ra đối với máy bay F-35 rất khó thực hiện.
Một số chuyên gia cho rằng, máy bay F-35 do thiếu sót được lộ ra ngoài thân máy bay, nên được liệt kê vào danh sách máy bay thế hệ 4, chứ không phải là máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5. Ngoài ra, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho rằng, tính năng của máy bay F-35 kém hơn máy bay chiến đấu thế hệ 5 Sukhoi T-50 của Nga.