Theo Business Insider, các máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 của Pháp mà Tổng thống Emmanuel Macron hứa cung cấp cho Ukraine sẽ không giúp lật ngược tình thế trên không, dù đó là điều mà Kiev đang hy vọng. Ảnh: Armée de l'Air et de l'Espace.
Vấn đề không chỉ nằm ở số lượng máy bay viện trợ ít, mà chủ yếu ở vũ khí của Mirage 2000-5. Máy bay này mang tên lửa không đối không MICA với tầm bắn chỉ 50 km. Trước đây là đủ, nhưng hiện tại không còn phù hợp vì máy bay chiến đấu hiện đại của Nga được trang bị tên lửa tầm xa hơn. Ảnh: Armée de l'Air.
"Hiệu quả của Mirage 2000-5 chủ yếu sẽ bị hạn chế bởi tên lửa không đối không MICA", Justin Bronk, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Anh, cho biết. Ảnh: Bộ Quốc phòng Pháp.
Mirage 2000 là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm do hãng Dassault Aviation của Pháp thiết kế và chế tạo vào cuối những năm 1970 như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ cho Không quân Pháp, và được đánh giá là một trong những máy bay đa nhiệm thành công của Pháp. Ảnh: Wikimedia commons.
Dòng Mirage 2000-5 ra mắt vào năm 1999, là phiên bản nâng cấp có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến cùng hệ thống điều khiển và cảm biến hiện đại, có khả năng bắn nâng cao, phục vụ cho cả hoạt động không đối không và không đối đất. Nguồn: Pixabay.
Mirage 2000-5 của Pháp, giống như F-16 của Mỹ, sẽ không được trang bị vũ khí hiện đại khi chuyển giao cho Ukraine vì lo ngại máy bay có thể rơi vào tay Quân đội Nga. Ảnh: Dassault Aviation.Điều này đặt ra những hạn chế nhất định đối với việc sử dụng chúng, buộc cả hai máy bay phải đến gần mục tiêu nhất có thể, tức là hoạt động trong khu vực bị ảnh hưởng của phòng không Nga, làm giảm hiệu quả của chúng. Ảnh: Armée de l'Air.
Theo tổng hợp của Defense Express, một số quốc gia sử dụng Mirage 2000 đang phải cân nhắc giữa việc nâng cấp hoặc thay thế bằng các máy bay chiến đấu mới để duy trì khả năng tác chiến. Ảnh: Armée de l'Air et de l'Espace.
Nâng cấp hệ thống radar và thiết bị điện tử không phải lúc nào cũng khả thi do thiếu sự sản xuất hoặc phát triển của các phiên bản mới hơn. Ví dụ, việc thay thế radar RDY-1 bằng RDY-2 có thể không thực hiện được nếu nhà sản xuất không còn sản xuất các phiên bản này. Ảnh: Defense Express.
Không giống F-16, Mirage 2000 phải nâng cấp riêng lẻ cho từng khách hàng, làm tăng chi phí và phức tạp. Chi phí nâng cấp các hệ thống như radar và tác chiến điện tử là trở ngại lớn. Ảnh: Defense Express.
Mirage 2000 được phát triển từ những năm 1980, và dù có những bản nâng cấp, thiết kế cơ bản của nó đã lỗi thời so với các máy bay chiến đấu thế hệ mới. Việc duy trì và hiện đại hóa các máy bay cũ này trở nên không hiệu quả và tốn kém. Ảnh: XairForces.
Dù Mirage 2000 có hiệu suất tốt trong thời gian nó được phát triển, nhưng so với các máy bay chiến đấu hiện đại, nó có thể bị hạn chế về khả năng tác chiến, tầm hoạt động, và tải trọng vũ khí. Ảnh: Armée de l'Air et de l'Espace.
Theo Business Insider, các máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 của Pháp mà Tổng thống Emmanuel Macron hứa cung cấp cho Ukraine sẽ không giúp lật ngược tình thế trên không, dù đó là điều mà Kiev đang hy vọng. Ảnh: Armée de l'Air et de l'Espace.
Vấn đề không chỉ nằm ở số lượng máy bay viện trợ ít, mà chủ yếu ở vũ khí của Mirage 2000-5. Máy bay này mang tên lửa không đối không MICA với tầm bắn chỉ 50 km. Trước đây là đủ, nhưng hiện tại không còn phù hợp vì máy bay chiến đấu hiện đại của Nga được trang bị tên lửa tầm xa hơn. Ảnh: Armée de l'Air.
"Hiệu quả của Mirage 2000-5 chủ yếu sẽ bị hạn chế bởi tên lửa không đối không MICA", Justin Bronk, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Anh, cho biết. Ảnh: Bộ Quốc phòng Pháp.
Mirage 2000 là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm do hãng Dassault Aviation của Pháp thiết kế và chế tạo vào cuối những năm 1970 như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ cho Không quân Pháp, và được đánh giá là một trong những máy bay đa nhiệm thành công của Pháp. Ảnh: Wikimedia commons.
Dòng Mirage 2000-5 ra mắt vào năm 1999, là phiên bản nâng cấp có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến cùng hệ thống điều khiển và cảm biến hiện đại, có khả năng bắn nâng cao, phục vụ cho cả hoạt động không đối không và không đối đất. Nguồn: Pixabay.
Mirage 2000-5 của Pháp, giống như F-16 của Mỹ, sẽ không được trang bị vũ khí hiện đại khi chuyển giao cho Ukraine vì lo ngại máy bay có thể rơi vào tay Quân đội Nga. Ảnh: Dassault Aviation.
Điều này đặt ra những hạn chế nhất định đối với việc sử dụng chúng, buộc cả hai máy bay phải đến gần mục tiêu nhất có thể, tức là hoạt động trong khu vực bị ảnh hưởng của phòng không Nga, làm giảm hiệu quả của chúng. Ảnh: Armée de l'Air.
Theo tổng hợp của Defense Express, một số quốc gia sử dụng Mirage 2000 đang phải cân nhắc giữa việc nâng cấp hoặc thay thế bằng các máy bay chiến đấu mới để duy trì khả năng tác chiến. Ảnh: Armée de l'Air et de l'Espace.
Nâng cấp hệ thống radar và thiết bị điện tử không phải lúc nào cũng khả thi do thiếu sự sản xuất hoặc phát triển của các phiên bản mới hơn. Ví dụ, việc thay thế radar RDY-1 bằng RDY-2 có thể không thực hiện được nếu nhà sản xuất không còn sản xuất các phiên bản này. Ảnh: Defense Express.
Không giống F-16, Mirage 2000 phải nâng cấp riêng lẻ cho từng khách hàng, làm tăng chi phí và phức tạp. Chi phí nâng cấp các hệ thống như radar và tác chiến điện tử là trở ngại lớn. Ảnh: Defense Express.
Mirage 2000 được phát triển từ những năm 1980, và dù có những bản nâng cấp, thiết kế cơ bản của nó đã lỗi thời so với các máy bay chiến đấu thế hệ mới. Việc duy trì và hiện đại hóa các máy bay cũ này trở nên không hiệu quả và tốn kém. Ảnh: XairForces.
Dù Mirage 2000 có hiệu suất tốt trong thời gian nó được phát triển, nhưng so với các máy bay chiến đấu hiện đại, nó có thể bị hạn chế về khả năng tác chiến, tầm hoạt động, và tải trọng vũ khí. Ảnh: Armée de l'Air et de l'Espace.