Mỹ đánh giá sai lầm sức mạnh quân đội Trung Quốc?

Google News

(Kiến Thức) - "Chúng ta đang đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Trung Quốc", đó là nhận định của nhà phân tích Brian Weeden.

Trong tháng 3/2014, Brian Weeden - một cựu chuyên gia phân tích không gian của Không quân Mỹ đã công bố một báo cáo chứng minh rằng quân đội Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu loại vũ khí có khả năng tiêu diệt các vệ tinh trong quỹ đạo địa tĩnh (quỹ đạo cách trái đất khoảng 35.786km).

Báo cáo cho biết chi tiết làm thế nào Trung Quốc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh di động vào tháng 5/2013. Hệ thống vũ khí chống vệ tinh này có khả năng nhắm mục tiêu là các vệ tinh trong quỹ đạo trung bình hoặc quỹ đạo địa tĩnh. Khả năng mới bổ sung cho kho vũ khí chống vệ tinh động năng và không động năng của Trung Quốc. Nó báo hiệu các vệ tinh của Mỹ dễ dàng bị phá hủy trong chiến đấu.

Trong báo cáo của Weeden, vào tháng 1/2014 Trung Quốc đã kiểm tra phương tiện siêu thanh WU-14, một vũ khí thử nghiệm có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Với quân đội Mỹ, kiểm tra chi tiết của vũ khí siêu thanh đã được thực hiện trong tháng 11/2011. Nhiều nhà quan sát đã coi vũ khí siêu thanh như là một lĩnh vực phát triển tiên tiến nơi mà Mỹ đang dẫn đầu về các công nghệ quan trọng.

Giới phân tích quân sự Mỹ đã gặp phải sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá sức mạnh quân sự của Trung Quốc đặc biệt là hải quân.

Mặc dù cuộc kiểm tra vũ khí siêu thanh trong tháng 1/2014 đã thất bại, nhưng người Trung Quốc có thể thành công với nó trong vài năm tới.

“Ưu thế công nghệ của quân đội Mỹ đang bị thách thức theo những cách mà chúng tôi đã không thấy trong nhiều thập kỷ qua đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà cụ thể là Trung Quốc”, Frank Kendall - Thứ trưởng quốc phòng phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần cho biết. “Ưu thế công nghệ không được bảo đảm, đây không phải là vấn đề trong tương lai, đây là một vấn đề ở hiện tại”.

Phát triển quân sự của Trung Quốc đang nhanh chóng vượt xa những gì mà báo chí được biết đến. Mặc dù có sự tăng trưởng chậm nhưng khả năng quân sự của Trung Quốc ngày càng mạnh trong nhiều lĩnh vực cạnh tranh quân sự đang tiếp cận một cách nhanh chóng và không quá xa so với Mỹ.
Những sai lầm khi đánh giá sức mạnh quân sự Trung Quốc

Trước quy mô hiện đại hóa quân sự ấn tượng của Trung Quốc, các nhà phân tích phải tránh một số sai lầm trong việc đánh giá cán cân quân sự khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã được thực hiện trong một thập kỷ qua. Mặc dù chưa thực sự toàn diện nhưng sau đây là một số vấn đề cần phải xem xét.

 Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D là một học thuyết khác thường có thể đe dọa sức mạnh của Hải quân Mỹ.

Các lỗi phổ biến đầu tiên là đếm toàn bộ các lực lượng Mỹ và đồng minh và đo lường chúng chống lại Trung Quốc. Có một niềm tin rằng nếu Mỹ có lực lượng lớn hơn sẽ duy trì được ưu thế.

Lỗi thứ hai liên quan đến học thuyết và khả năng đổi mới của quân đội Trung Quốc chẳng hạn như tên lửa đạn đạo đôi khi rất khác với việc triển khai sức mạnh của Mỹ. Bởi vì  tên lửa của họ không giống như tàu sân bay, điều đó không có nghĩa là họ không có khả năng tương tự hoặc nhiều hơn khả năng của hệ thống Mỹ và họ có thể triển khai sức mạnh trong các kịch bản  mong muốn.

Lỗi thứ ba, Mỹ có rất nhiều đồng minh có năng lực, những người chia sẻ các giá trị và lợi ích trong nhiều cách của mình. Tuy vậy họ chỉ quan trọng khi họ được chấp thuận từ phía Mỹ nếu họ đồng ý chiến đấu, không phải lúc nào những đồng minh cũng là chỗ dựa đáng tin cậy.

Thứ tư, Mỹ cần phải đánh giá lại những thành kiến về Chiến tranh Lạnh và lăng kính phân tích hiện nay được sử dụng một cách nhầm lẫn để phân tích sức mạnh quân đội Trung Quốc. Vào những năm 1990, các nhà phân tích Mỹ luôn đánh giá thấp năng lực quân sự của Bắc Kinh.

Một số nhà quan sát cho rằng, năng lực quân sự của Trung Quốc vẫn lỗi thời trong những năm tới. Tuy nhiên, nhận định đó thực sự đã lỗi thời, vào đầu những năm 2000, không ai tin rằng Trung Quốc sẽ phát triển lực lượng hải quân với quy mô ghê gớm như vậy.

 Tàu sân bay Liêu Ninh và nhóm tác chiến của nó có thể đi vào hoạt động sớm hơn những gì mà tình báo Mỹ dự đoán.

Đến giữa những năm 2000, các nhà phân tích lại tập trung vào chỉ trích các thiếu sót trong hệ thống kỹ thuật của Trung Quốc chẳng hạn như khả năng phòng không. Hiện nay, vấn đề hệ thống phòng không trên hạm của Trung Quốc đã được cải thiện, các nhà phân tích lại tập trung vào vấn đề đào tạo và hoạt động chung.

Ví dụ như các cuộc thảo luận về tàu sân bay của Trung Quốc bị chi phối bởi quan điểm cho rằng, Hải quân Trung Quốc sẽ mất một thời gian dài để làm chủ khả năng hoặc ít nhất là cho đến khi đạt được khả năng như lực lượng Mỹ hiện tại.

Cần thời gian để thay đổi

Cựu chỉ huy Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Robert Willard đã tuyên bố trong năm 2009 rằng: “Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã vượt quá những dự đoán tình báo của chúng ta về khả năng  quân sự của họ trong mỗi năm. Hàng năm những gì mà tình báo Mỹ dự đoán về những gì và bao nhiêu việc quân đội Trung Quốc có thể làm đều sai”.

Để tránh những sai lầm trong cách đánh giá năng lực quân đội Trung Quốc, các nhà phân tích có thể bắt đầu bằng cách nhận ra các lỗi nói trên. Bất cứ khi nào không chắc chắn về việc có hay không lực lượng nào đó của Trung Quốc sẽ tăng trưởng, cải thiện hoặc đã đạt được một mục tiêu nào đó cung cấp những lợi ích từ sự nghi ngờ về năng lực của họ.

Bình Đức

Bình luận(0)