Kadena là căn cứ không quân lớn nhất của quân đội Mỹ tại Nhật Bản. Máy bay chiến đấu F-22 hiện đại nhất của Mỹ nhiều lần được triển khai ngắn tại đây, trong tương lai máy bay F-35 cũng có thể sẽ hiện diện ở nơi đây.
Căn cứ Kadena cũng được triển khai lượng lớn máy bay hỗ trợ lớn của Mỹ như máy bay trinh sát RC-135 hay may bay tiếp dầu KC-135. Trong ảnh là máy bay tiếp dầu trên không KC-135 màu xám, máy bay trinh sát chiến lược RC-135 màu trắng, ngoài ra còn có 1 máy bay cảnh báo E-3.Nhà chứa máy bay F-22 và F-15 tại căn cứ Kadena rất đáng chú ý, vì đây là nhà chứa bằng thép có khả năng kháng bom đạn tốt. Khi đối mặt với không kích, những máy bay này sẽ được di chuyển đến nhà chứa này.Phần màu đỏ trong bản đồ là diện tích các căn cứ của quân đội Mỹ tại Okinawa. Theo số liệu của Bộ quốc phòng Nhật Bản, tổng diện tích của những căn cứ này đạt 230km vuông.Số lượng căn cứ quân sự Mỹ tại Hàn Quốc là khá lớn khi mà quốc gia này thường xuyên đối mặt với mối đe dọa từ Triều Tiên. Trong ảnh là căn cứ không quân Osan - phía bắc Hàn Quốc, quan sát ảnh vệ tinh có thể thấy căn cứ đang được tu sửa, mở rộng quy mô.
Căn cứ này chủ yếu triển khai máy bay tiêm kích A-10 và máy bay chiến đấu F-16. Đây là 2 máy bay chủ lực hỗ trợ trên không tầm gần của Không quân Mỹ. Do căn cứ Osan tương đối gần khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách 2 miền, nên các máy bay bố trí tại đây thường là có khả năng chi viện hỏa lực, chống tăng, bộ binh...Ảnh căn cứ Kunsan nằm bờ biển phía Tây Hàn Quốc, đây là nơi triển khai máy bay chiến đấu F-16 của Liên đội 8 Không quân Mỹ.Sau khi được phóng to, có thể thấy nhiều nhà chứa máy bay cố định, những nhà chứa này thường được gia cố.
Tất nhiên, nếu chiến tranh xảy ra, đằng sau những căn cứ này còn có sự hỗ trợ của căn cứ Andersen từ đảo Guam, là trạm trung chuyển và điểm hỗ trợ quan trọng của quân đội Mỹ để duy trì tác chiến tại Tây Thái Bình Dương.
Cuối năm 2013, 2 máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiếp cận ranh giới vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc. 2 máy bay này đều cất cánh từ căn cứ Andersen.
Trên chuỗi đảo thứ 2, ngoài đảo Guam, còn có 1 đảo nhỏ nữa rất nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới 2 - đảo Iwo Jima thuộc lãnh thổ Nhật. Ảnh sân bay đảo Iwo Jima qua Google Earth.Đường băng tại sân bay đảo Iwo Jima được đánh dấu rõ ràng và một phần giống với góc boong tàu của tàu sân bay Mỹ. Điều này cho thấy sân bay Iwo Jima trên thực tế cũng là một căn cứ đảm nhận nhiệm vụ huấn luyện không quân hải quân Mỹ.
Kadena là căn cứ không quân lớn nhất của quân đội Mỹ tại Nhật Bản. Máy bay chiến đấu F-22 hiện đại nhất của Mỹ nhiều lần được triển khai ngắn tại đây, trong tương lai máy bay F-35 cũng có thể sẽ hiện diện ở nơi đây.
Căn cứ Kadena cũng được triển khai lượng lớn máy bay hỗ trợ lớn của Mỹ như máy bay trinh sát RC-135 hay may bay tiếp dầu KC-135. Trong ảnh là máy bay tiếp dầu trên không KC-135 màu xám, máy bay trinh sát chiến lược RC-135 màu trắng, ngoài ra còn có 1 máy bay cảnh báo E-3.
Nhà chứa máy bay F-22 và F-15 tại căn cứ Kadena rất đáng chú ý, vì đây là nhà chứa bằng thép có khả năng kháng bom đạn tốt. Khi đối mặt với không kích, những máy bay này sẽ được di chuyển đến nhà chứa này.
Phần màu đỏ trong bản đồ là diện tích các căn cứ của quân đội Mỹ tại Okinawa. Theo số liệu của Bộ quốc phòng Nhật Bản, tổng diện tích của những căn cứ này đạt 230km vuông.
Số lượng căn cứ quân sự Mỹ tại Hàn Quốc là khá lớn khi mà quốc gia này thường xuyên đối mặt với mối đe dọa từ Triều Tiên. Trong ảnh là căn cứ không quân Osan - phía bắc Hàn Quốc, quan sát ảnh vệ tinh có thể thấy căn cứ đang được tu sửa, mở rộng quy mô.
Căn cứ này chủ yếu triển khai máy bay tiêm kích A-10 và máy bay chiến đấu F-16. Đây là 2 máy bay chủ lực hỗ trợ trên không tầm gần của Không quân Mỹ.
Do căn cứ Osan tương đối gần khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách 2 miền, nên các máy bay bố trí tại đây thường là có khả năng chi viện hỏa lực, chống tăng, bộ binh...
Ảnh căn cứ Kunsan nằm bờ biển phía Tây Hàn Quốc, đây là nơi triển khai máy bay chiến đấu F-16 của Liên đội 8 Không quân Mỹ.
Sau khi được phóng to, có thể thấy nhiều nhà chứa máy bay cố định, những nhà chứa này thường được gia cố.
Tất nhiên, nếu chiến tranh xảy ra, đằng sau những căn cứ này còn có sự hỗ trợ của căn cứ Andersen từ đảo Guam, là trạm trung chuyển và điểm hỗ trợ quan trọng của quân đội Mỹ để duy trì tác chiến tại Tây Thái Bình Dương.
Cuối năm 2013, 2 máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiếp cận ranh giới vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc. 2 máy bay này đều cất cánh từ căn cứ Andersen.
Trên chuỗi đảo thứ 2, ngoài đảo Guam, còn có 1 đảo nhỏ nữa rất nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới 2 - đảo Iwo Jima thuộc lãnh thổ Nhật. Ảnh sân bay đảo Iwo Jima qua Google Earth.
Đường băng tại sân bay đảo Iwo Jima được đánh dấu rõ ràng và một phần giống với góc boong tàu của tàu sân bay Mỹ. Điều này cho thấy sân bay Iwo Jima trên thực tế cũng là một căn cứ đảm nhận nhiệm vụ huấn luyện không quân hải quân Mỹ.