Mỹ biến căn cứ Iwakuni, Nhật Bản thành “tổ chim” làm gì?

Google News

(Kiến Thức) - Mỹ sẽ xây dựng căn cứ Iwakuni trở thành “tổ chim” số 1, cho thấy  học thuyết “tác chiến không-hải” của quân đội Mỹ đang được thực hiện nhanh chóng.

Tờ Kyodo News cho biết, từ giữa tháng 7, lực lượng máy bay tiếp dầu trên không KC-130 của quân đội Mỹ đóng tại sân bay Futenma (Okinawa), bắt đầu di chuyển đến căn cứ Iwakuni, công tác này có triển vọng hoàn thành vào cuối tháng 8 năm nay.
Về Hải quân Mỹ, 59 máy bay trên tàu sân bay cũng có kế hoạch di chuyển từ căn cứ Atsugi tỉnh Kanagawa đến căn cứ Iwakuni vào năm 2017. Ngoài ra, Bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại Nhật tiết lộ, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 sẽ triển khai tại căn cứ Iwakuni. Khi đó số lượng máy bay chiến đấu thường trực của quân đội Mỹ tại căn cứ này sẽ đạt 127 chiếc, biến căn cứ này thành “tổ chim” hàng đầu của quân đội Mỹ tại Nhật Bản.
Căn cứ Iwakuni.
Sự cần thiết của việc tăng cường lực lượng ở điểm nóng châu Á – Thái Bình Dương đã buộc Mỹ và Nhật sớm ký “kế hoạch tổ chức lại quân đội Mỹ tại Nhật” vào năm 2006, một trong những điểm chính của nó là di chuyển máy bay chiến đấu đến căn cứ Iwakuni, mà Bộ quốc phòng Nhật Bản cũng đưa vị trí này trở thành “địa điểm quan trọng tăng cường phòng vệ trong kế hoạch tổ chức lại quân đội Mỹ”.
Chuyên gia quân sự Nhật Bản Ishikawa Inamoto chỉ ra, quân đội Mỹ đang tích cực thực hiện chính sách “tác chiến không - hải”, tăng cường “điều chỉnh” lực lượng hải quân không quân tại các căn cứ Nhật Bản, đảm bảo hình thành “hàng rào” đối với chiến lược “chống tiếp cận và phong tỏa khu vực” (A2AD) của Trung Quốc.
Phản ánh trong khía cạnh di chuyển lực lượng đến căn cứ Iwakuni, liên đội không quân số 5 của Không quân Mỹ và lực lượng không quân thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ đóng tại Nhật Bản tạo thành lực lượng tác chiến mới, triển khai máy bay MV-22B Osprey và máy bay tiếp dầu/vận tải trên không KC-130J, cũng như máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler đến khu vực tác chiến nhanh chóng, hiệu quả tác chiến có thể tăng gấp 2 hoặc 3 lần so với các đơn vị độc lập tác chiến. Có thể cho rằng, việc quân đội Mỹ không ngừng triển khai máy bay hiện đại tại căn cứ Nhật Bản làm cho lực lượng chiến đấu cốt lõi tăng rõ rệt.
 Máy bay vận tải đa năng MV-22 Osprey tại căn cứ Iwakuni.
Chuyên gia Ishikawa Inamoto cho rằng, Mỹ không muốn giao chiến với Trung Quốc, vì hai bên không giống Mỹ và Liên Xô thời chiến tranh lạnh, chỉ là mối quan hệ đối kháng đơn giản. Nhưng điều này không có nghĩa là Mỹ sẽ ngồi nhìn Trung Quốc trỗi dậy như vậy và thực tế cho thấy chiến lược “tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương là bước đi “dự phòng quân sự” tốt của Mỹ, để thực hiện học thuyết “tác chiến không - hải”.
Mỹ muốn thiết lập tốt học thuyết “tác chiến không - hải”, nhiệm vụ chính đầu tiên của quân đội Mỹ chắc chắn là tái tổ chức lại và xây dựng khả năng chống tấn công căn cứ quân đội Mỹ tại Nhật Bản. Ông Ishikawa Inamoto dự đoán, một mặt quân đội Mỹ rút lực lượng mặt đất ra khỏi Nhật Bản, mặt khác nâng cao khả năng chống tấn công cho các căn cứ phía trước như Iwakuni và Mỹ dự kiến thay hệ thống chống tên lửa Patriot-3 hiện có bằng hệ thống THAAD có tầm bắn cao và mạnh hơn.
 Tiêm kích F-22 hạ cánh xuống căn cứ Kadena, Nhật Bản.
Quan trọng hơn là, lực lượng viễn chinh không quân của quân đội Mỹ xuất hiện tại Nhật Bản với tần số ngày càng cao. Tính đến nay, 2 phi đội thuộc lực lượng viễn chinh Không quân Mỹ đã đến Nhật Bản, đó là phi đội 27 thuộc liên đội số 18 Không quân Mỹ đóng luân phiên tại Kadena (với 12 máy bay chiến đấu F-22) và phi đội máy bay tấn công điện tử 132 (với 5 EA-18G). Trong tương la,i phi đội 132 sẽ có nhiều hoạt động tại căn cứ Iwakuni, cho thấy kẻ thù giả định của nó đã có sự thay đổi.
Đồng thời, để tăng cường khả năng “lấy không để kiểm soát biển”, máy bay ném bom chiến lược B-2A, B-52H và B-1B của Không quân Mỹ cũng bắt đầu tăng cường xây dựng khả năng tấn công, công kích đối hạm.
Trong đó, máy bay ném bom B-1B với 3 khoang vũ khí, chứa được 8 quả tên lửa hành trình không đối đất (JASSM) AGM-158 đã nhiều lần được luân chuyển đến Nhật Bản. Một báo cáo khác cho rằng, Mỹ đang dựa trên tên lửa JASSM phát triển tên lửa diệt hạm tầm xa phóng trên không (LRASM-A), một khi máy bay B-1B trang bị LRASM-A sẽ tạo thành mối đe dọa lớn đối với mục tiêu mặt nước tại Tây Thái Bình Dương.
Bằng Hữu

Bình luận(0)