Valentine khác lạ ở Ảrập Xêút

Google News

Nội y màu đỏ được trưng bày ở mặt tiền của các cửa hàng tại Ảrập Xêút, song các chương trình khuyến mãi nhân ngày lễ Tình nhân lại thiếu tên của lễ hội.

Valentine khac la o Arap Xeut

Đồ lót đỏ được bày ở cửa hàng tại Ảrập Xêút

Theo trang The New Paper, trong khi doanh số bán hàng tăng vọt và các món quà ngày Lễ Tình nhân ngày càng phổ biến trong giới trẻ Ảrập Xêút thì tên gọi "Lễ Tình nhân - Valentine" vẫn không xuất hiện ở bất cứ đâu.

Một nữ nhân viên bán hàng tại một trung tâm mua sắm ở Riyadh, đề nghị giấu tên nói: "Ban quản lý yêu cầu chúng tôi dùng đồ lót màu đỏ để trang trí cửa sổ... nhưng không đề cập tới Lễ Tình nhân". Việc trưng bày này đại diện cho sự thay đổi ở Ảrập Xêút, nơi mà cảnh sát tôn giáo từng trấn áp các hoạt động mua bán dịp Lễ Tình nhân và cả những người mặc màu đỏ vào ngày 14/2.

Lễ Tình nhân có nguồn gốc từ thời La Mã, được chào mừng trên toàn thế giới nhưng lại bị cấm ở Ảrập Xêút - quốc gia chỉ chào mừng ngày lễ Hồi giáo và ngày Quốc khánh.

Valentine khac la o Arap Xeut-Hinh-2

Tuy nhiên, Ảrập Xêút đã và đang trải qua những thay đổi về xã hội khi nước này cố gắng có được hình ảnh hấp dẫn và đa dạng hơn. Nước này đã hạn chế hoạt động của cảnh sát tôn giáo, trao thêm nhiều quyền tự do cho phụ nữ. Hiện, phụ nữ Ảrập Xêút đã được quyền lái xe, bổ sung thêm màu sắc vào trang phục ngoài áo choàng đen truyền thống.

Một nữ nhân viên bán hàng tại trung tâm mua sắm Grenada Mall ở phía đông Riyadh cho biết: "Hiện giờ, chúng tôi có thể thoải mái bày quần áo đỏ và thậm chí trưng bày ở cửa sổ cửa hàng. Có rất nhiều khách hàng muốn mua đồ lót đỏ trong ngày Lễ Tình nhân. Vào thời điểm này, chúng tôi có giảm giá nhưng không gọi là giảm giá dịp Lễ Tình nhân".

Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi chứng kiến cảnh đồ lót được trưng bày như vậy, một số người thấy đó là hình ảnh chói mắt sau khi những món đồ như vậy được cất giữ nghiêm ngặt suốt nhiều thập niên. "Tôi không muốn thấy cảnh đó. Nó làm phiền tôi, nhưng có một số người thích và đó là quyền tự do lựa chọn của họ", một phụ nữ đeo mạng che kín mặt nói.

Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi và nhiều người Ảrập Xêút - đất nước với 1/2 dân số là dưới 35 tuổi, đang đón nhận ngày Lễ Tình nhân dù có gọi tên lên hay không.

Theo Hoài Linh/VietNamNet

>> xem thêm

Bình luận(0)