Chiến tranh ở Đông Á sẽ ra sao? Một hội nghị gần đây tại Viện nghiên cứu Pandia Calogeras, viện nghiên cứu chiến lược hợp tác với Bộ Quốc phòng Brazil, đã xem xét những diễn biến chiến sự có thể xảy ra với tầm nhìn đến năm 2045. Sau đây là một vài xu hướng mà hội nghị này đã đưa ra, với trọng tâm là vấn đề xung đột ở Đông Á sẽ phát triển như thế nào.
Các nhân tố mới ảnh hưởng đến an ninh
Hiện nay, nhiều quốc gia như
Trung Quốc, Nhật hay bán đảo Triều Tiên đang chi phối các yếu tố địa chính trị trên đất liền cũng như trên biển ở Đông Á.
|
Ảnh minh họa. |
Nhưng giống như ở Trung Đông, Mỹ Latin và nhiều nơi khác, những nhóm xuyên quốc gia có thể xuất hiện nhiều trong ma trận của các mối đe dọa.
Những động thái địa chính trị, các nhóm dân tộc, các cộng đồng tôn giáo và mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia có thể lại phát triển tại tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, khiến cho nhiều nước có thêm những mối lo ngại bên cạnh sự tranh chấp lãnh thổ.
Sự tiến triển của hình thức này có thể thúc đẩy hợp tác đa quốc gia, và có thể thay đổi cách tiếp cận của quân đội các nước trong khu vực đối với chiến tranh.
Chiến tranh và sự gia tăng của tình trạng chênh lệch
Liệu những cuộc xung đột trong tương lai tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ xảy ra trong nội bộ các quốc gia, giữa các quốc gia hay xuyên quốc gia? Sự gia tăng của tình trạng mất cân bằng trong kinh tế có thể ảnh hưởng đến vấn đề này.
Mặc dù sẽ là khó để tìm ra mối liên hệ giữa sự mất cân bằng và những cuộc xung đột, công trình của nhà kinh tế Pháp Thomas Piketty đã đưa ra một vài ý tưởng nhiều triển vọng.
Ông cho biết sự chênh lệch giàu nghèo tại nhiều quốc gia đang đạt đến mức cao kỉ lục, điều này có thể dẫn đến những cuộc khủng hoảng trong nội bộ một vài nước.
Cùng với đó, ông Piketty cũng làm rõ rằng những cuộc thế chiến trong thể kỉ 20 đã cho thấy là “người hòa giải” tuyệt vời về vấn đề chênh lệch giàu nghèo.
Những cuộc chiến này phá hủy một lượng tài sản lớn, làm nhiều đế chế ở châu Âu thụt lùi, dẫn đến lạm phát và mức thuê cao, tất cả những điều này tạo ra một sự cân bằng về của cải hơn nhiều.
Sự phát triển trong Luật lệ và Đạo đức chiến tranh
Được đưa ra để quy định về những cuộc chiến giữa các quốc gia, bộ luật về xung đột vũ trang đã phản ứng với cuộc khủng hoảng chỉ với sự bất ổn lớn.
Phát triển và áp dụng qui tắc dành cho việc điều hành những cuộc khủng hoảng giữa các nhân tố nhà nước hay phi nhà nước đã chi phối những nhà làm luật về chiến tranh trong thập kỉ vừa qua.
|
Trung Quốc đang trở thành nước sản xuất vs cung cấp vũ khí cho nhiều nước châu Á |
Những cuộc tranh luận này sẽ chắc chắn có vấn đề với việc Đông Á tiếp cận với chiến tranh như thế nào, nhưng còn có một vấn đề lớn hơn: sự ra đời của hệ thống vũ khí tự động và bán tự động sẽ thách thức những cơ chế hướng dẫn sử dụng lực lượng vũ trang, thậm chí là đối với xung đột đa quốc gia.
Khi mà các quốc gia đề cao “những sát thủ robot”, liệu luật lệ có theo kịp, và những luật lệ này ảnh hưởng thế nào đến việc đưa ra quyết định của chính phủ? Đến nay luật pháp quốc tế có khả năng phát triển và thay đổi trong những tình hình mới, và ta có thể thấy những thay đổi như vậy khi ta có được nhiều quan điểm hơn về cuộc chiến chống khủng bố.
Khả năng cộng tác đòi hỏi nhiều yếu tố
Khả năng tập trận với quân đội của nhiều nước châu Á-Thái bình Dương của Mỹ sẽ quyết định những tiềm năng của nước này trong cuộc xung đột với Trung Quốc.
Tương tự, sự sẵn lòng hi sinh để thỏa mãn những nhu cầu của khả năng cộng tác của các nước thân cận sẽ cho thấy tuyên bố rõ ràng nhất về sự cam kết đối trọng chống lại quyền lực của Trung Quốc. Tính tương thích về kĩ thuật chỉ là một phần trong vấn đề, các nước đối tác cần phải làm việc cùng nhau để đảm bảo tính thống nhất về lý thuyết và thực hiện. Cuối cùng, các nước này còn cần tổ chức trước những nhu cầu thận trọng và những mối đe dọa được tạo ra bởi chính quyền chính trị.
Xác định xu hướng an ninh và quân sự trong 30 năm tới luôn là điều cần thiết. Trước đây, thật khó để tưởng tượng ra cảnh một nhà tiên tri năm 1985 có thể dự đoán năm 2015, hay từ năm 1955 dự đoán về năm 1985 và nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên, bên cạnh với sự lâu dài và chi phí của những dự án thương mại của thời hiện tại, ta cũng còn cần nỗ lực trong những dự án dài hơi.