Trong một bài viết được đăng tải ngày 31/5, Strategy Page nói rằng mặc dù Nga và Việt Nam cố gắng hạ thấp thương vụ nói trên, 28 tên lửa Klub đã được chuyển giao cho Việt Nam.
|
Trung Quốc hiện không có phương tiện chống đỡ hiệu quả trước sự tấn công của tên lửa Klub.
|
Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến thương vụ này vì các tên lửa Klub cũng có thể được sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất. Bài viết của Strategy Page nói rằng các tàu ngầm của Ấn Độ, Algeria và Việt Nam hiện đang sử dụng các tên lửa Klub được cho là có hiệu quả chiến đấu cao.
Tên lửa 3M-54 Klub (SS-N-27) được thiết kế để có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau để tiêu diệt các tàu chiến hải quân như tàu nổi mặt nước, tàu ngầm cũng như các mục tiêu cố định trên đất liền.
Biến thể Sizzler (3M-54E) được thiết kế để đột phá hệ thống phòng thủ của mục tiêu bằng chế độ bay sát mặt sóng ở tốc độ cận âm, sau đó vọt lên cao và tăng tốc lên tốc độ Mach 3,5, rồi sau đó lại hạ thấp độ cao và tấn công vào thân tàu.
Tên lửa Klub nặng 2 tấn (đầu đạn nặng 200 kg) và được bắn từ ống phóng ngư lôi 533 mm trên tàu ngầm. Các phiên bản chống hạm của tên lửa Klub có tầm bắn 300 km và có thể đạt tốc độ lên tới 3000 km/giờ vào cuối quỹ đạo. Với đầu đạn 400 kg, phiên bản tấn công mặt đất của tên lửa Klub không có giai đoạn tăng tốc cuối cùng khi tiến sát mục tiêu.
|
Trung Quốc cũng không hài lòng trước việc Nga cung cấp 6 tàu ngầm lớp Kilo cho Việt Nam.
|
Theo Stratege Page, Trung Quốc hiện không có phương tiện chống đỡ hiệu quả trước sự tấn công của tên lửa Klub. Chính vì vậy mà nước này cực lực phản đối việc Nga bán tên lửa Klub cho Ấn Độ và Việt Nam.
Việc Nga thỏa thuận bán 6 tàu ngầm lớp Kilo cho Việt Nam trong năm 2009 đã khiến cho Trung Quốc vô cùng giận dữ. Tàu ngầm lớp Kilo hiện nay là phương tiện phóng chính cho loại tên lửa Klub-S.