Đó là nhận định của trang tin Boxun có trụ sở tại Hong Kong.
|
Lực lượng dân quân Kokang thường cấp giấy phép khai thác gỗ và đá quí cho các công ty Trung Quốc trái với luật pháp Myanmar. |
Bị tố cáo là hai nguyên Bí thư tỉnh ủy Vân Nam, Qin Guangrong và Bai Enpei, cũng như Uỷ viên thường vụ Thành ủy Vân Nam phụ trách các vấn đề chính trị-pháp lý Meng Sutie. Ngoài ra, theo Boxun, một số đại sứ và tùy viên quân sự Trung Quốc tại Myanmar cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Chính những người này đã khiến cho chính sách của Bắc Kinh đối với cuộc xung đột ở khu vực Kokang bên trong lãnh thổ Myanmar thường chậm trễ và không hiệu quả.
Khai thác gỗ và đá quí bất hợp pháp ở Myanmar là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các quan chức ở tỉnh Vân Nam “báo cáo sai sự thật” về cuộc chiến giữa dân quân và quân chính phủ ở miền bắc Myanmar. Lực lượng dân quân Kokang thường cấp giấy phép khai thác gỗ và đá quí cho các công ty Trung Quốc trái với luật pháp Myanmar.
Chính quyền trung ương ở Bắc Kinh không được cung cấp thông tin chính xác về những gì đang diễn bên trong lãnh thổ Myanmar giáp giới Trung Quốc và điều này đã dẫn sự chỉ trích của các ấn phẩm tiếng Hoa ở bên ngoài Trung Quốc đại lục. Một số ấn phẩm đã cáo buộc Bắc Kinh hậu thuẫn phiến quân Kokang để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trong ngành công nghiệp khai thác gỗ, đá quý và năng lượng ở miền bắc Myanmar. Các phương tiện truyền thông trong nước thì chỉ trích Bắc Kinh “lưỡng lự” trong hành động quân sự sau khi một làng sát biên giới ở Vân Nam bị dính bom “lạc hướng” xuất phát từ một chiến đấu cơ của chính phủ Myanmar.
|
Dòng người tị nạn Kokang đỏ vào cũng đã dẫn đến thái độ bất mãn của cư dân tỉnh Vân Nam.
|
Các phòng ban cấp cơ sở trong khu vực đã phàn nàn rằng thông tin mà họ cung cấp thường bị bóp méo, trước khi được gửi lên Bắc Kinh. Kết quả là các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh “mù tịt” về tình hình cụ thể ở khu vực biên giới với Myanmar.
Ngày 9/2, một cuộc xung đột vũ trang đã nổ ra ở khu vực Kokang, giữa nhóm dân quân người Hoa thuộc Quân đội liên minh Dân tộc Dân chủ (NDAA) do Pheung Kya-shin cầm đầu chống lại quân chính phủ Myanmar. Pheung Kya-shin đã gửi thư ngỏ yêu cầu sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc và người Hoa trên toàn thế giới. Trong bức thư này, Pheung Kya-shin đã gọi cuộc xung đột vũ trang ở Kokang là một cuộc đàn áp bạo lực của các lực lượng chính phủ Myanmar.
Ngày 13/3, một máy bay của chính phủ Myanmar đã ném một quả bom “lạc hướng” vào làng Dashuisangshu sát biên giới của tỉnh Vân Nam, giết chết 5 người và làm bị thương 8 người khác trong làng.
Vụ ném bom lạc hướng này đã xảy ra sau một sự cố đạn pháo tương tự, khiến dư luận Trung Quốc hối thúc Bắc Kinh phải hành động “mạnh mẽ” đối phó cuộc xung đột ở Myanmar, giáp giới với tỉnh Vân Nam.