|
Ảnh minh họa. |
Đầu của thế kỷ 20, vị trí ung thư dạ dày thường xảy ra ở phần thấp của dạ dày, tức là vùng hang vị và môn vị. Nhưng hiện nay thì người ta thấy ung thư ở phần trên cao của dạ dày (tâm vị, đáy vị, nhất là chỗ nối tiếp giữa thực quản và dạ dày) lại có tần suất bị mắc bệnh nhiều hơn.
Thức ăn chứa nhiều muối nitrat như thịt muối, cá muối nhằm mục đích bảo quản, sử dụng lâu dài và cả các loại dưa cải muối. Thói quen ăn thực phẩm chiên xào, thịt cá đã chế biến kết hợp bia, rượu, nhưng lại ít ăn rau tươi, trái cây, sữa hay thiếu cung cấp nguồn sinh tố (sinh tố A chẳng hạn), sẽ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tiêu thụ 30g thịt đã chế biến một ngày thì có nguy cơ cao 1,15 lần.
Những người mà mức thu nhập thấp có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần, thường bị ung thư ở đoạn cuối của dạ dày. Ngược lại, những người có thu nhập cao dễ bị ung thư ở phần trên dạ dày. Tiên lượng của bệnh nhân bị ung thư phần trên dạ dày thì xấu hơn. Béo phì cũng liên quan đến ung thư dạ dày, chỉ số BMI >_ 25 là có nguy cơ cao, càng béo phì thì nguy cơ càng cao.
Hút thuốc lá, có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 1,5 - 1,6 lần ở nam giới. Ngoài ra, nhiễm virus, vi khuẩn cũng dẫn đến ung thư dạ dày.