Vì sao Trung Quốc chưa chế tạo được động cơ phản lực?

Google News

Trung Quốc hiện đang là là cường quốc kinh tế, quân sự trên thế giới, với khả năng chế tạo cực kỳ đáng nể. Tuy nhiên quốc gia này lại chưa thể hoàn thiện thiết kế động cơ phản lực cho tiêm kích.

Vi sao Trung Quoc chua che tao duoc dong co phan luc?

Lịch sử phát triển ngành chế tạo động cơ hàng không Trung Quốc

Tim là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người, khi tim ngừng đập thì tính mạng con người sẽ bị đe dọa trực tiếp.

Đối với máy bay chiến đấu, động cơ hàng không quan trọng như “trái tim” con người. Máy bay chiến đấu dù được thiết kế tốt đến đâu, nhưng nếu không có động cơ hàng không phù hợp, thì cũng khó phát huy được sức mạnh thực sự của nó.

Trong suốt lịch sử phát triển của máy bay chiến đấu Trung Quốc, chúng ta thực sự có thể thấy rằng, sự phát triển của động cơ hàng không nội địa của Trung Quốc đã không được thuận lợi.

Ngày nay, chưa từng có bất cứ động cơ hàng không nào ở Trung Quốc được xếp hạng trên thế giới.

Là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, với dân số 1,4 tỷ người, tại sao Trung Quốc lại khó chế tạo một động cơ hàng không tiên tiến như vậy?

Vi sao Trung Quoc chua che tao duoc dong co phan luc?-Hinh-2

Trước đây, động cơ hàng không mà máy bay chiến đấu của Trung Quốc sử dụng, đều là động cơ phản lực dòng thẳng. Vào năm 1963, Không quân Trung Quốc đề xuất cải tiến động cơ phản lực cánh quạt (turbofan) cho máy bay ném bom H-6.

Lúc này nguồn công nghệ tiên tiến duy nhất từ Liên Xô đã bị đóng băng, trong khi đó mối quan hệ với phương Tây chưa được cải thiện, Trung Quốc buộc phải "tự lực cánh sinh".

Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc "Cách mạng văn hóa" và tinh thần "Đại nhảy vọt", đến năm 1971, Trung Quốc mới hoàn thành mẫu chế thử động cơ phản lực cánh quạt đầu tiên có tên WS-5, nhưng thử nghiệm thất bại. Tuy nhiên WS-5 cũng giúp các kỹ sư Trung Quốc, bước đầu làm quen với nghiên cứu động cơ phản lực cánh quạt.

Do chương trình WS-5 không thể tiến triển được, đến năm 1973, chương trình chính thức dừng lại.

Tuy việc nghiên cứu động cơ WS-5 kết thúc, nhưng vẫn không ngăn được tham vọng của Trung Quốc, đó là tiếp tục phát triển động cơ phản lực cánh quạt.

Vi sao Trung Quoc chua che tao duoc dong co phan luc?-Hinh-3
Ảnh: Động cơ phản lực cánh quạt WS-5 của Trung Quốc. Nguồn Sina 

Sau khi dự án máy bay chiến đấu J-9 được khởi động, việc nghiên cứu và phát triển động cơ phản lực cánh quạt WS-6 cũng chính thức được đưa vào chương trình nghị sự.

Tuy nhiên, cũng giống như lý do khiến WS-5 bị dừng hoạt động, WS-6 không còn được nghiên cứu, vì chương trình phát triển máy bay chiến đấu J-9 bị hủy bỏ.

Nhưng lý do thực sự là Trung Quốc lúc này đã có trong tay động cơ JT3D của Mỹ (động cơ này được phía Việt Nam bàn giao, từ máy bay chiến đấu của Mỹ bị bắn rơi) để nghiên cứu và sao chép.

WS-6 được tiếp nối bởi chương trình phát triển động cơ phản lực cánh quạt WS-8. Thực chất WS-8 là sản phẩm nhái động cơ JT3D của Mỹ.

Vi sao Trung Quoc chua che tao duoc dong co phan luc?-Hinh-4
Ảnh: Động cơ hàng không  JT3D của Mỹ. Nguồn Wikipedia 

WS-8 được phát triển vào năm 1972 và có lực đẩy tối đa 80,07 kN; mặc dù hiệu suất và tuổi thọ động cơ rất yếu và ngắn, nhưng nó được coi là thành công của ngành công nghiêp hàng không Trung Quốc vào thời điểm đó.

Động cơ WS-8 sau đó được lắp trên Yun 10, nhưng không còn được phát triển và sản xuất nữa, vì sự cố của máy bay thử nghiệm Yun 10.

Sau động cơ WS-8, Trung Quốc cũng đã phát triển động cơ phản lực cánh quạt WS-9, nhằm lắp cho máy bay tiêm kích bom JH-7A trong nước.

Vi sao Trung Quoc chua che tao duoc dong co phan luc?-Hinh-5
Ảnh: Tiêm kích bom JH-7 lắp động cơ WS-9 của Trung Quốc. Nguồn Wikipedia 

So với các động cơ phản lực trước đó, WS-9 là động cơ phản lực quy mô lớn đầu tiên của Trung Quốc; đồng thời đặt nền móng công nghệ cho sản xuất động cơ WS-10 sau này.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc nghiên cứu và phát triển WS-10 sẽ tương đối suôn sẻ; mặc dù Trung Quốc đã có thêm được công nghệ cốt lõi là mẫu động cơ FCM-56 dân dụng từ Mỹ, thì việc phát triển WS-10 vẫn "giậm chân tại chỗ".

Sự chậm trễ trong quá trình phát triển động cơ phản lực cánh quạt WS-10 đã ảnh hưởng nhất định đến dự án phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ J-10.

 Để đưa chiến đấu cơ J-10 vào trang bị, Trung Quốc đã buộc phải lựa chọn động cơ AL-31F do Nga sản xuất.

Vi sao Trung Quoc chua che tao duoc dong co phan luc?-Hinh-6
Ảnh: Động cơ phản lực cánh quạt AL-31F do Nga sản xuất. Nguồn Sina 

Điều thuận lợi với Trung Quốc là sau khi bình thường hóa quan hệ với Nga, Trung Quốc đã nhập dây chuyền sản xuất, lắp ráp máy bay chiến đấu Su-27 và Trung Quốc đã nhanh chóng "sao chép" thành công mẫu chiến đấu cơ tiên tiến của Nga với tên J-11.

Cùng với đó, công nghệ chế tạo động cơ WS-10 cũng được hoàn thiện nhờ công nghệ động cơ của Nga.

Cuối năm 2006, động cơ phản lực cánh quạt WS-10 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên trên J-10, và sau vài năm điều chỉnh, động cơ WS-10 đã được hoàn thiện một chút và nó đã được sử dụng cho tiêm kích J-11B.

Vi sao Trung Quoc chua che tao duoc dong co phan luc?-Hinh-7
Ảnh: Động cơ WS-10 của Trung Quốc. Nguồn Sina 

Có 1,4 tỷ dân, nhưng tại sao Trung Quốc không thể phát triển động cơ hàng không tiên tiến?

Ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc do Liên Xô giúp đỡ xây dựng từ đầu thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960.

Như vậy ngành hàng không quân sự Trung Quốc đã có lịch sử phát triển 70 năm, nhưng quốc gia này chưa thể độc lập phát triển động cơ hàng không tiên tiến, vậy đâu là nguyên nhân?

Thứ nhất là Trung Quốc bước vào công nghiệp hóa toàn diện tương đối muộn, khi các nước phương Tây dốc toàn lực phát triển công nghiệp, thì Trung Quốc vẫn chìm ngập trong nội chiến và chiến tranh chống Nhật.

 Khi máy bay quân sự của các nước tung hoành trên bầu trời, thì Trung Quốc vẫn còn đang "loay hoay" dưới mặt đất; do vậy không có sự hỗ trợ về kỹ thuật và công nghiệp để phát triển máy bay quân sự từ đầu đến cuối.

Vi sao Trung Quoc chua che tao duoc dong co phan luc?-Hinh-8
 Ảnh: Động cơ WS-10 của Trung Quốc. Nguồn Sina 

Thứ hai là Trung Quốc chưa có một nền tàng công nghệ hàng không hoàn chỉnh.

Mặc dù sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (năm 1949), Liên Xô đã tận tình giúp đỡ Trung Quốc phát triển ngành hàng không quân sự, trong đó có cả việc bàn giao công nghệ, để sản xuất chiến đấu cơ MiG-21 hiện đại nhất thế giới khi đó.

Nhưng khi mối quan hệ Trung - Xô rơi vào khủng hoảng, nền hàng không quân sự Trung Quốc đã "ngủ yên" 30 năm, cho đến khi mối quan hệ với Liên Xô/Nga được cải thiện vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, lúc này ngành hàng không quân sự Trung Quốc mới "thức dậy", bằng việc chuyển giao công nghệ lắp ráp chiến đấu cơ Su-27 từ Nga.

Thứ ba là Trung Quốc chưa kịp đào tạo được nhân lực cao cho ngành hàng không quân sự; trong khi đó, nhiều người Trung Quốc có trình độ ở nước ngoài, không về phục vụ Tổ quốc, do mức đãi ngộ kém hơn.

Vi sao Trung Quoc chua che tao duoc dong co phan luc?-Hinh-9

Nhưng với tham vọng trở thành một siêu cường, cạnh tranh trực tiếp với Mỹ, Trung Quốc hiện đã qua cái thời "giấu mình chờ thời", họ liên tục tăng ngân sách quốc phòng những năm qua, trong đó có việc đầu tư "không tiếc tay" cho phát triển động cơ máy bay chiến đấu và kết quả bước đầu đã thu được những thành tựu.

Tuy chưa thể đạt "đẳng cấp" như động cơ của Mỹ hay Nga, nhưng ít nhất ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã có thể sản xuất được động cơ phản lực cho tiêm kích. Trong tương lai, rất có thể công nghệ của Trung Quốc sẽ hoàn thiện, và sớm "ngồi chung mâm" với các ông lớn công nghệ hàng không trên thế giới.

Tiến Minh (theo Sina)

>> xem thêm

Bình luận(0)