Chiến tranh là rất tàn khốc với con người, nó không chỉ tàn phá thể xác mà còn hủy hoại cả ý chí của con người. Là một người lính trên chiến trường, không những phải liên tục đối mặt với sinh tử, mà đến đêm cũng không thể có giấc ngủ yên.Vậy trong môi trường chiến đấu thực tế, một người lính có thể thức được bao lâu mà không ngủ? Giấc ngủ đối với người lính quan trọng như thế nào và quân đội các nước đã làm gì để tăng thêm độ tỉnh táo cho binh lính của họ?Theo những thống kê từ Thế chiến thứ hai, nếu một người lính chiến đấu 48 giờ liên tục với cường độ cao mà không được nghỉ ngơi và ngủ trong thời gian này, hiệu quả chiến đấu của anh ta sẽ giảm đi đáng kể. Nhưng trong các tình huống chiến đấu thực tế, 48 giờ chiến đấu liên tục không nghỉ là rất phổ biến; chẳng hạn như trong cuộc đổ bộ Normandy, quân Anh và Mỹ duy trì tình trạng chiến đấu 48 giờ, trong khi ở Chiến tranh Triều Tiên năm 1951 với lính Mỹ là một tuần. Các hoạt động chiến đấu cường độ cao, thậm chí đạt tới 100 giờ chiến đấu liên tục trên mặt đất trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Tuy nhiên những hoạt động liên tục không ngủ này, đã thực sự đạt đến giới hạn chịu đựng của con người hay chưa?Trong chiến tranh hiện đại, thời gian chiến đấu dài nhất của binh lính, sẽ chỉ rút ngắn còn 48 giờ, sau đó trở về căn cứ ngủ bù 8-10 giờ để giảm bớt áp lực. Mặc dù không thể khôi phục hoàn toàn thể trạng tốt nhất, nhưng nó rất hữu ích về phục hồi thể lực và khả năng chiến đấu. Nếu không được nghỉ ngơi sau 48 giờ, không những thể lực của binh lính bị giảm sút, mà khả năng tác chiến và khả năng phán đoán cũng bị giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến nhiều tai nạn trong quá trình hành quân. Trên thực tế, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội các nước đã nhận ra vấn đề thiếu ngủ của binh lính trên chiến trường, nên đã bắt đầu nghiên cứu các "công nghệ đen" khác nhau, để tăng cường sự "tỉnh táo" cho binh lính. Ví dụ, Đức và Nhật Bản bắt đầu phân phối một lượng lớn amphetamine và methamphetamine cho binh lính của họ, nhưng đều có tên gọi chung là methamphetamine. Methamphetamine (Meth) là một chất kích thích thần kinh nhóm amphetamines, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp ma túy.Meth có thể ức chế nhu cầu ngủ của binh lính, có thể mang lại tác dụng chống mệt mỏi; ngoài ra quân đội các nước trên được cung cấp với số lượng lớn nên không giới hạn liều lượng, binh lính có thể tiếp tục tăng hưng phấn cho bản thân; tuy nhiên đây là loại chất gây nghiện.Điều đáng chú ý là methamphetamine không chỉ được phân phát cho binh lính quân chủng lục quân, mà các phi công tiêm kích còn sử dụng methamphetamine, để chống cơn buồn ngủ, khi làm nhiệm vụ đường dài.Ngoài quân đội Đức và Nhật Bản, quân đội Mỹ cũng phân phát ít nhất 2 triệu viên methamphetamine cho các sĩ quan và binh sĩ của họ; từ đó có thể thấy rằng, có rất nhiều trận đánh cường độ cao trong Thế chiến thứ hai. Vào những năm 1970, các nước phương Tây bắt đầu phát triển loại thuốc ức chế giấc ngủ, trong đó loại nổi tiếng hơn, do một công ty của Pháp phát minh là Modafinil; nhưng cuối cùng, cũng rơi vào thất bại.Modafinil có thể cải thiện đáng kể khả năng chống mệt mỏi, có tác dụng chống cơn buồn ngủ rất tốt, đảm bảo cho binh lính tỉnh táo, phấn khích trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên những binh lính sử dụng Modafinil, đã dẫn đến nhiều lần thất bại trong thực hiện nhiệm vụ. Trên chiến trường chiến đấu ác liệt, nếu một người lính cả đêm không ngủ sẽ khiến trí nhớ sẽ suy giảm, dẫn đến trong môi trường chiến trường áp lực cao, rất dễ xảy ra sự cố. Theo những nghiên cứu, nếu một người lính không được ngủ trong vòng 3 ngày, có thể quên mất vị trí của quả mìn mà họ vừa đặt, điều này rất nguy hiểm không chỉ cho người lính đó, mà cả với các đồng đội của anh ta. Thậm chí nếu không ngủ một tuần, thì có khi người lính còn không thể cầm được súng để chiến đấu. Vì vậy, có thể thấy những người lính không thể chiến đấu bình thường, nếu không có sự hỗ trợ của thuốc kích thích.Ngoài việc khắc phục sự khó chịu mệt mỏi về thể chất, thiệt hại tâm lý còn lớn hơn, như bắn đồng đội, thậm chí có một số lượng lớn binh sĩ chọn cách tự sát, vì phải chịu áp lực cao trong thời gian dài.Sự mất cân bằng về thể chất và tâm lý như thế này, chắc chắn là rất lớn đối với binh lính, chưa kể đến việc mất ăn, mất ngủ nghiêm trọng, sẽ dẫn đến chức năng sinh lý của con người cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, đối với một người lính, 48 giờ không ngủ được coi là giới hạn sinh lý tối đa.
Chiến tranh là rất tàn khốc với con người, nó không chỉ tàn phá thể xác mà còn hủy hoại cả ý chí của con người. Là một người lính trên chiến trường, không những phải liên tục đối mặt với sinh tử, mà đến đêm cũng không thể có giấc ngủ yên.
Vậy trong môi trường chiến đấu thực tế, một người lính có thể thức được bao lâu mà không ngủ? Giấc ngủ đối với người lính quan trọng như thế nào và quân đội các nước đã làm gì để tăng thêm độ tỉnh táo cho binh lính của họ?
Theo những thống kê từ Thế chiến thứ hai, nếu một người lính chiến đấu 48 giờ liên tục với cường độ cao mà không được nghỉ ngơi và ngủ trong thời gian này, hiệu quả chiến đấu của anh ta sẽ giảm đi đáng kể.
Nhưng trong các tình huống chiến đấu thực tế, 48 giờ chiến đấu liên tục không nghỉ là rất phổ biến; chẳng hạn như trong cuộc đổ bộ Normandy, quân Anh và Mỹ duy trì tình trạng chiến đấu 48 giờ, trong khi ở Chiến tranh Triều Tiên năm 1951 với lính Mỹ là một tuần.
Các hoạt động chiến đấu cường độ cao, thậm chí đạt tới 100 giờ chiến đấu liên tục trên mặt đất trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Tuy nhiên những hoạt động liên tục không ngủ này, đã thực sự đạt đến giới hạn chịu đựng của con người hay chưa?
Trong chiến tranh hiện đại, thời gian chiến đấu dài nhất của binh lính, sẽ chỉ rút ngắn còn 48 giờ, sau đó trở về căn cứ ngủ bù 8-10 giờ để giảm bớt áp lực. Mặc dù không thể khôi phục hoàn toàn thể trạng tốt nhất, nhưng nó rất hữu ích về phục hồi thể lực và khả năng chiến đấu.
Nếu không được nghỉ ngơi sau 48 giờ, không những thể lực của binh lính bị giảm sút, mà khả năng tác chiến và khả năng phán đoán cũng bị giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến nhiều tai nạn trong quá trình hành quân.
Trên thực tế, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội các nước đã nhận ra vấn đề thiếu ngủ của binh lính trên chiến trường, nên đã bắt đầu nghiên cứu các "công nghệ đen" khác nhau, để tăng cường sự "tỉnh táo" cho binh lính.
Ví dụ, Đức và Nhật Bản bắt đầu phân phối một lượng lớn amphetamine và methamphetamine cho binh lính của họ, nhưng đều có tên gọi chung là methamphetamine. Methamphetamine (Meth) là một chất kích thích thần kinh nhóm amphetamines, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp ma túy.
Meth có thể ức chế nhu cầu ngủ của binh lính, có thể mang lại tác dụng chống mệt mỏi; ngoài ra quân đội các nước trên được cung cấp với số lượng lớn nên không giới hạn liều lượng, binh lính có thể tiếp tục tăng hưng phấn cho bản thân; tuy nhiên đây là loại chất gây nghiện.
Điều đáng chú ý là methamphetamine không chỉ được phân phát cho binh lính quân chủng lục quân, mà các phi công tiêm kích còn sử dụng methamphetamine, để chống cơn buồn ngủ, khi làm nhiệm vụ đường dài.
Ngoài quân đội Đức và Nhật Bản, quân đội Mỹ cũng phân phát ít nhất 2 triệu viên methamphetamine cho các sĩ quan và binh sĩ của họ; từ đó có thể thấy rằng, có rất nhiều trận đánh cường độ cao trong Thế chiến thứ hai.
Vào những năm 1970, các nước phương Tây bắt đầu phát triển loại thuốc ức chế giấc ngủ, trong đó loại nổi tiếng hơn, do một công ty của Pháp phát minh là Modafinil; nhưng cuối cùng, cũng rơi vào thất bại.
Modafinil có thể cải thiện đáng kể khả năng chống mệt mỏi, có tác dụng chống cơn buồn ngủ rất tốt, đảm bảo cho binh lính tỉnh táo, phấn khích trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên những binh lính sử dụng Modafinil, đã dẫn đến nhiều lần thất bại trong thực hiện nhiệm vụ.
Trên chiến trường chiến đấu ác liệt, nếu một người lính cả đêm không ngủ sẽ khiến trí nhớ sẽ suy giảm, dẫn đến trong môi trường chiến trường áp lực cao, rất dễ xảy ra sự cố.
Theo những nghiên cứu, nếu một người lính không được ngủ trong vòng 3 ngày, có thể quên mất vị trí của quả mìn mà họ vừa đặt, điều này rất nguy hiểm không chỉ cho người lính đó, mà cả với các đồng đội của anh ta.
Thậm chí nếu không ngủ một tuần, thì có khi người lính còn không thể cầm được súng để chiến đấu. Vì vậy, có thể thấy những người lính không thể chiến đấu bình thường, nếu không có sự hỗ trợ của thuốc kích thích.
Ngoài việc khắc phục sự khó chịu mệt mỏi về thể chất, thiệt hại tâm lý còn lớn hơn, như bắn đồng đội, thậm chí có một số lượng lớn binh sĩ chọn cách tự sát, vì phải chịu áp lực cao trong thời gian dài.
Sự mất cân bằng về thể chất và tâm lý như thế này, chắc chắn là rất lớn đối với binh lính, chưa kể đến việc mất ăn, mất ngủ nghiêm trọng, sẽ dẫn đến chức năng sinh lý của con người cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, đối với một người lính, 48 giờ không ngủ được coi là giới hạn sinh lý tối đa.