Hai tiêm kích tàng hình J-20 ngày 28/9 đã trình diễn trên bầu trời tại Triển lãm Hàng không Chu Hải. Phát ngôn viên không quân Trung Quốc Thẩm Kim Khoa xác nhận rằng, một chiếc J-20 đã được gắn động cơ nội địa do Trung Quốc phát triển.Một nguồn tin quân đội Trung Quốc (PLA) cho biết mẫu động cơ trên chiếc tiêm kích J-20 này là WS-10C, biến thể của động cơ nội địa WS-10 được phát triển nhằm thay thế cho động cơ AL-31F của Nga.Động cơ WS-10C được nhận định là giải pháp tình thế cho J-20, trong khi chờ các kỹ sư nước này hoàn thiện động cơ WS-15 mạnh hơn, có thể giúp tiêm kích tàng hình phát huy hết tiềm năng của nó.Tiêm kích tàng hình J-20 ban đầu dự kiến trang bị động cơ WS-15 được các kỹ sư thiết kế riêng cho dòng máy bay tàng hình này. Tuy nhiên, ngay sau khi đưa vào thử nghiệm, động cơ WS-15 thể hiện độ tin cậy thấp khi liên tục gặp sự cố, thậm chí phát nổ năm 2015.Trung Quốc nhiều năm qua nỗ lực phát triển động cơ WS-15 để cải thiện năng lực tác chiến của máy bay tàng hình J-20, nhưng tới nay vẫn chưa thể khắc phục các vấn đề phức tạp với mẫu động cơ này.Hiện cũng giống như Su-57, J-20 vẫn phải đang dùng động cơ của chiến đấu cơ thế hệ thứ 4. Tuy nhiên truyền thông Trung Quốc lại tung hô rằng, với những tính năng ưu việt hiện có, máy bay chiến đấu J-20 mạnh hơn hẳn Su-57 của Nga.Lý do truyền thông Trung Quốc đưa ra rằng, dù được sản xuất cùng thời, song chiến đấu cơ Nga gặp bất lợi lớn về mặt công nghệ.Họ nhấn mạnh, phần lớn công nghệ Nga dùng để sản xuất Su-57 đều có từ thời Liên Xô cũ, trong khi đó J-20 lại ứng dụng hoàn toàn công nghệ mới do Trung Quốc phát triển.Thậm chí truyền thông Trung Quốc còn còn tự tin rằng, các thông số cơ bản của J-20 vượt trội so với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đã đi vào thực chiến của Mỹ là F-22 và F-35."Tiêm kích J-20 đã trở nên độc đáo với khái niệm bố trí khí động học. Nó khác biệt so với F-22 và F-35 Mỹ, cũng như Su-57 Nga. Máy bay Mỹ có công nghệ tàng hình tuyệt vời, nhưng có vấn đề với khả năng cơ động và do đó chúng không phù hợp để chiến đấu gần. Tiêm kích Su-57 thì ngược lại - tính khí động học tuyệt vời, nhưng không có công nghệ tàng hình", trang Sina của Trung Quốc viết."Tiêm kích J-20 có khả năng tuyệt vời về tính chất khí động và tàng hình. Ngoài ra việc kết hợp với siêu tên lửa mới PL-21 sẽ mang lại sức mạnh vượt trội so với tên lửa P-73 trên Su-57 và tên lửa AIM-120 AMRAAM của F-22", trang Sina nhấn mạnh.Tiêm kích J-20 cất cánh lần đầu năm 2011 và ra mắt công chúng tại triển lãm hàng không Chu Hải tháng 11/2016. Trung Quốc tuyên bố J-20 đạt tình trạng sẵn sàng chiến đấu năm 2018.Giới chuyên gia nhận định J-20 là câu trả lời cho F-22 và F-35, hai mẫu tiêm kích tàng hình hàng đầu của Mỹ.Trong báo cáo năm 2017 của Chương trình Sức mạnh Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, các chuyên gia đánh giá động cơ WS-10 mang lại cho J-20 khả năng bay với tốc độ vượt âm trong thời gian dài.Tuy nhiên dù đánh giá cao bước phát triển của khoa học kỹ thuật hàng không Trung Quốc, nhưng giới phân tích thế giới vẫn cho rằng, xét trên tổng thể tiêu chí thì J-20 "không đủ điều kiện để chung mâm" với F-22, F-35 và Su-57.Cựu Tham mưu trưởng không quân Mỹ David Goldfein, năm 2016 nhận định rằng, công nghệ của J-20 mới chỉ sánh được với F-117A, máy bay tàng hình được Mỹ biên chế năm 1983 và loại biên 25 năm sau đó.Trung Quốc đang biên chế khoảng 50 chiếc J-20, trong tương lai, PLA sẽ sớm đẩy nhanh tiến độ sản xuất dòng máy bay này để cạnh tranh với Nga và Mỹ.
Hai tiêm kích tàng hình J-20 ngày 28/9 đã trình diễn trên bầu trời tại Triển lãm Hàng không Chu Hải. Phát ngôn viên không quân Trung Quốc Thẩm Kim Khoa xác nhận rằng, một chiếc J-20 đã được gắn động cơ nội địa do Trung Quốc phát triển.
Một nguồn tin quân đội Trung Quốc (PLA) cho biết mẫu động cơ trên chiếc tiêm kích J-20 này là WS-10C, biến thể của động cơ nội địa WS-10 được phát triển nhằm thay thế cho động cơ AL-31F của Nga.
Động cơ WS-10C được nhận định là giải pháp tình thế cho J-20, trong khi chờ các kỹ sư nước này hoàn thiện động cơ WS-15 mạnh hơn, có thể giúp tiêm kích tàng hình phát huy hết tiềm năng của nó.
Tiêm kích tàng hình J-20 ban đầu dự kiến trang bị động cơ WS-15 được các kỹ sư thiết kế riêng cho dòng máy bay tàng hình này. Tuy nhiên, ngay sau khi đưa vào thử nghiệm, động cơ WS-15 thể hiện độ tin cậy thấp khi liên tục gặp sự cố, thậm chí phát nổ năm 2015.
Trung Quốc nhiều năm qua nỗ lực phát triển động cơ WS-15 để cải thiện năng lực tác chiến của máy bay tàng hình J-20, nhưng tới nay vẫn chưa thể khắc phục các vấn đề phức tạp với mẫu động cơ này.
Hiện cũng giống như Su-57, J-20 vẫn phải đang dùng động cơ của chiến đấu cơ thế hệ thứ 4. Tuy nhiên truyền thông Trung Quốc lại tung hô rằng, với những tính năng ưu việt hiện có, máy bay chiến đấu J-20 mạnh hơn hẳn Su-57 của Nga.
Lý do truyền thông Trung Quốc đưa ra rằng, dù được sản xuất cùng thời, song chiến đấu cơ Nga gặp bất lợi lớn về mặt công nghệ.
Họ nhấn mạnh, phần lớn công nghệ Nga dùng để sản xuất Su-57 đều có từ thời Liên Xô cũ, trong khi đó J-20 lại ứng dụng hoàn toàn công nghệ mới do Trung Quốc phát triển.
Thậm chí truyền thông Trung Quốc còn còn tự tin rằng, các thông số cơ bản của J-20 vượt trội so với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đã đi vào thực chiến của Mỹ là F-22 và F-35.
"Tiêm kích J-20 đã trở nên độc đáo với khái niệm bố trí khí động học. Nó khác biệt so với F-22 và F-35 Mỹ, cũng như Su-57 Nga. Máy bay Mỹ có công nghệ tàng hình tuyệt vời, nhưng có vấn đề với khả năng cơ động và do đó chúng không phù hợp để chiến đấu gần. Tiêm kích Su-57 thì ngược lại - tính khí động học tuyệt vời, nhưng không có công nghệ tàng hình", trang Sina của Trung Quốc viết.
"Tiêm kích J-20 có khả năng tuyệt vời về tính chất khí động và tàng hình. Ngoài ra việc kết hợp với siêu tên lửa mới PL-21 sẽ mang lại sức mạnh vượt trội so với tên lửa P-73 trên Su-57 và tên lửa AIM-120 AMRAAM của F-22", trang Sina nhấn mạnh.
Tiêm kích J-20 cất cánh lần đầu năm 2011 và ra mắt công chúng tại triển lãm hàng không Chu Hải tháng 11/2016. Trung Quốc tuyên bố J-20 đạt tình trạng sẵn sàng chiến đấu năm 2018.
Giới chuyên gia nhận định J-20 là câu trả lời cho F-22 và F-35, hai mẫu tiêm kích tàng hình hàng đầu của Mỹ.
Trong báo cáo năm 2017 của Chương trình Sức mạnh Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, các chuyên gia đánh giá động cơ WS-10 mang lại cho J-20 khả năng bay với tốc độ vượt âm trong thời gian dài.
Tuy nhiên dù đánh giá cao bước phát triển của khoa học kỹ thuật hàng không Trung Quốc, nhưng giới phân tích thế giới vẫn cho rằng, xét trên tổng thể tiêu chí thì J-20 "không đủ điều kiện để chung mâm" với F-22, F-35 và Su-57.
Cựu Tham mưu trưởng không quân Mỹ David Goldfein, năm 2016 nhận định rằng, công nghệ của J-20 mới chỉ sánh được với F-117A, máy bay tàng hình được Mỹ biên chế năm 1983 và loại biên 25 năm sau đó.
Trung Quốc đang biên chế khoảng 50 chiếc J-20, trong tương lai, PLA sẽ sớm đẩy nhanh tiến độ sản xuất dòng máy bay này để cạnh tranh với Nga và Mỹ.