Chiến đấu cơ Su-27 được đưa vào biên chế Không quân Trung Quốc từ đầu thập niên 1990. Trước khi Trung Quốc sao chép thành công Su-27 thành J-11B, Su-27SK nhập khẩu từ Nga, là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc.Từ những năm 1970, tốc độ nâng cấp công nghệ của Không quân Trung Quốc bị chậm lại, sau khi mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc bị đóng băng hoàn toàn từ cuối thập niên 1960, Trung Quốc đã không còn nhận được sự hỗ trợ về công nghệ của Liên Xô. Trong một thời gian dài, Không quân Trung Quốc chỉ "loay hoay" với các loại chiến đấu cơ J-5 (sao chép từ MiG-19 của Liên Xô) J-7 (sao chép MiG-21) và J- 8 (cải tiến từ MiG-21, nhưng có 2 động cơ). Thậm chí, quan niệm về thế hệ máy bay của Trung Quốc cũng khác tiêu chuẩn quốc tế. Trong thời kỳ "trăng mật" với phương Tây, Trung Quốc cũng định dựa vào phương Tây để phát triển chiến đấu cơ theo chuẩn phương Tây, nhưng không thành công. Sau khi mối quan hệ với Liên Xô được cải thiện, Trung Quốc đã nhập khẩu một lô máy bay chiến đấu Su-27SK từ Nga và lắp ráp, sản xuất theo giấy phép.Sau khi sở hữu Su-27, Trung Quốc đã nhanh chóng tung ra các loại tiêm kích nhái Su-27. Đầu tiên, sự nhái lại hoàn toàn của máy bay chiến đấu J-11A, gần như là phiên bản nội địa của Su-27SK, khi vẫn sử dụng radar, vũ khí và động cơ của Nga.Đến phiên bản máy bay chiến đấu J-11B, Trung Quốc đã sử dụng radar 1474 của Trung Quốc, được phát triển theo công nghệ của Israel, tên lửa nội địa và hệ thống điều khiển bay. Tuy nhiên hầu hết các máy bay chiến đấu J-11B đều sử dụng động cơ của Nga, còn động cơ WS-10A sản xuất trong nước không tạo được sự tin cậy.Dựa trên nền tảng công nghệ của chiến đấu cơ Su-27, Trung Quốc đã bước đầu làm chủ được công nghệ của máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ 4. Cũng nhờ chương trình Su-27, Trung Quốc đã đào tạo được một lớp kỹ sư, công nhân, thợ máy, phi công máy bay chiến đấu thế hệ 4 theo chuẩn quốc tế.Cần lưu ý rằng, chính công việc sao chép Su-27SK, đã giúp Trung Quốc nghiên cứu và phát triển động cơ dòng WS-10. Việc làm chủ công nghệ chế tạo động cơ này, có ý nghĩa to lớn đối với Không quân Trung Quốc.Động cơ WS-10 cũng là động cơ thứ ba đầu tiên - thế hệ động cơ tuốc bin phản lực lực đẩy cao của Trung Quốc. Sau khi dự án chiến đấu cơ hạng nhẹ J-10 được khởi động, WS-10 cũng đã trở thành động cơ chính, lắp cho dòng máy bay J-10. Một số máy bay chiến đấu J-10A và J-10C sử dụng động cơ WS-10A.Vì vậy, việc sao chép tiêm kích Su-27SK của Trung Quốc, đã giúp nước này có tiềm lực công nghệ để độc lập, để phát triển dòng máy bay chiến đấu J-10. Nhờ sao chép Su-27SK, Trung Quốc không chỉ có máy bay chiến đấu hạng nặng như J-11A và J-11B, mà còn cải tiến thành J-16.Ngoài ra dựa trên nền tảng công nghệ của Su-27, Trung Quốc còn sao chép thành công tiêm kích hạm J-15 Flying Shark, từ nguyên mẫu máy bay T-10K của Ukraine, cũng như biến thể máy bay tấn công điện tử J-15D, giống như máy bay tác chiến điện tử EA-18 Growler trên tàu sân bay của Mỹ. Ngoài ra, thông qua việc thay thế radar cho máy bay chiến đấu J-11B, nâng cấp động cơ và cập nhật hệ thống điều khiển bay, máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi hạng nặng J-16 thế hệ thứ tư tiên tiến hơn đã được phát triển, trở thành chiến đấu cơ thế hệ 4 tiên tiến nhất của Trung Quốc.Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã thành công khi cập nhật kết cấu và cách bố trí khí động học của máy bay chiến đấu Su-27. Phiên bản J-11D được Trung Quốc thiết kế lại hoàn toàn cấu trúc khung, mà không hoàn toàn dựa trên kết cấu khung Su-27 nguyên bản. Cấu trúc khung mới được áp dụng trên J-15 và J-16 hiện nay. Như vậy với việc cải tiến cấu trúc ban đầu và cách bố trí khí động học của Su-27SK, điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã hoàn toàn hiểu được thiết kế của loại máy bay này, và đã đạt được mục tiêu hiểu được nguyên lý cấu tạo; điều này rất có lợi cho việc nâng cấp công nghệ máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Việc hiểu nguyên lý thiết kế và khí động học, giúp Trung Quốc giải triết lý "Thực tiễn không có lý luận, cũng như mò lần trong bị" của ngành công nghiệp hàng không. Đây cũng là cơ sở, để các kỹ sư Trung Quốc thiết kế những chiến đấu cơ hiện đại hơn, như chiến đấu cơ tàng hình J-20 hay J-31.16. Hiện Không quân Trung Quốc sở hữu số lượng lớn máy bay chiến đấu dòng "Flanker", trong đó chủ lực là các phiên bản sao chép J-11 và J-16; vì vậy, việc cải thiện cấu trúc của máy bay là rất quan trọng, nhất là khi các phiên bản dòng Su-27 Flanker đã đạt đến giới hạn.Chỉ bằng cách thực hiện những thay đổi lớn đối với cấu trúc thân và thiết kế khí động học thì mới có thể nâng cao hơn nữa hiệu suất của máy bay chiến đấu dòng "Flanker" của Trung Quốc. Do đó, J-16 và J-15T sẽ không phải là những chiếc máy bay chiến đấu "Flanker" cuối cùng của Trung Quốc. Và trong tương lai, chắc chắn sẽ có những chiếc máy bay chiến đấu mới và cải tiến dựa trên dòng Su-27 của Liên Xô/ Nga.
Chiến đấu cơ Su-27 được đưa vào biên chế Không quân Trung Quốc từ đầu thập niên 1990. Trước khi Trung Quốc sao chép thành công Su-27 thành J-11B, Su-27SK nhập khẩu từ Nga, là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc.
Từ những năm 1970, tốc độ nâng cấp công nghệ của Không quân Trung Quốc bị chậm lại, sau khi mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc bị đóng băng hoàn toàn từ cuối thập niên 1960, Trung Quốc đã không còn nhận được sự hỗ trợ về công nghệ của Liên Xô.
Trong một thời gian dài, Không quân Trung Quốc chỉ "loay hoay" với các loại chiến đấu cơ J-5 (sao chép từ MiG-19 của Liên Xô) J-7 (sao chép MiG-21) và J- 8 (cải tiến từ MiG-21, nhưng có 2 động cơ). Thậm chí, quan niệm về thế hệ máy bay của Trung Quốc cũng khác tiêu chuẩn quốc tế.
Trong thời kỳ "trăng mật" với phương Tây, Trung Quốc cũng định dựa vào phương Tây để phát triển chiến đấu cơ theo chuẩn phương Tây, nhưng không thành công. Sau khi mối quan hệ với Liên Xô được cải thiện, Trung Quốc đã nhập khẩu một lô máy bay chiến đấu Su-27SK từ Nga và lắp ráp, sản xuất theo giấy phép.
Sau khi sở hữu Su-27, Trung Quốc đã nhanh chóng tung ra các loại tiêm kích nhái Su-27. Đầu tiên, sự nhái lại hoàn toàn của máy bay chiến đấu J-11A, gần như là phiên bản nội địa của Su-27SK, khi vẫn sử dụng radar, vũ khí và động cơ của Nga.
Đến phiên bản máy bay chiến đấu J-11B, Trung Quốc đã sử dụng radar 1474 của Trung Quốc, được phát triển theo công nghệ của Israel, tên lửa nội địa và hệ thống điều khiển bay. Tuy nhiên hầu hết các máy bay chiến đấu J-11B đều sử dụng động cơ của Nga, còn động cơ WS-10A sản xuất trong nước không tạo được sự tin cậy.
Dựa trên nền tảng công nghệ của chiến đấu cơ Su-27, Trung Quốc đã bước đầu làm chủ được công nghệ của máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ 4. Cũng nhờ chương trình Su-27, Trung Quốc đã đào tạo được một lớp kỹ sư, công nhân, thợ máy, phi công máy bay chiến đấu thế hệ 4 theo chuẩn quốc tế.
Cần lưu ý rằng, chính công việc sao chép Su-27SK, đã giúp Trung Quốc nghiên cứu và phát triển động cơ dòng WS-10. Việc làm chủ công nghệ chế tạo động cơ này, có ý nghĩa to lớn đối với Không quân Trung Quốc.
Động cơ WS-10 cũng là động cơ thứ ba đầu tiên - thế hệ động cơ tuốc bin phản lực lực đẩy cao của Trung Quốc. Sau khi dự án chiến đấu cơ hạng nhẹ J-10 được khởi động, WS-10 cũng đã trở thành động cơ chính, lắp cho dòng máy bay J-10. Một số máy bay chiến đấu J-10A và J-10C sử dụng động cơ WS-10A.
Vì vậy, việc sao chép tiêm kích Su-27SK của Trung Quốc, đã giúp nước này có tiềm lực công nghệ để độc lập, để phát triển dòng máy bay chiến đấu J-10. Nhờ sao chép Su-27SK, Trung Quốc không chỉ có máy bay chiến đấu hạng nặng như J-11A và J-11B, mà còn cải tiến thành J-16.
Ngoài ra dựa trên nền tảng công nghệ của Su-27, Trung Quốc còn sao chép thành công tiêm kích hạm J-15 Flying Shark, từ nguyên mẫu máy bay T-10K của Ukraine, cũng như biến thể máy bay tấn công điện tử J-15D, giống như máy bay tác chiến điện tử EA-18 Growler trên tàu sân bay của Mỹ.
Ngoài ra, thông qua việc thay thế radar cho máy bay chiến đấu J-11B, nâng cấp động cơ và cập nhật hệ thống điều khiển bay, máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi hạng nặng J-16 thế hệ thứ tư tiên tiến hơn đã được phát triển, trở thành chiến đấu cơ thế hệ 4 tiên tiến nhất của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã thành công khi cập nhật kết cấu và cách bố trí khí động học của máy bay chiến đấu Su-27. Phiên bản J-11D được Trung Quốc thiết kế lại hoàn toàn cấu trúc khung, mà không hoàn toàn dựa trên kết cấu khung Su-27 nguyên bản. Cấu trúc khung mới được áp dụng trên J-15 và J-16 hiện nay.
Như vậy với việc cải tiến cấu trúc ban đầu và cách bố trí khí động học của Su-27SK, điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã hoàn toàn hiểu được thiết kế của loại máy bay này, và đã đạt được mục tiêu hiểu được nguyên lý cấu tạo; điều này rất có lợi cho việc nâng cấp công nghệ máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
Việc hiểu nguyên lý thiết kế và khí động học, giúp Trung Quốc giải triết lý "Thực tiễn không có lý luận, cũng như mò lần trong bị" của ngành công nghiệp hàng không. Đây cũng là cơ sở, để các kỹ sư Trung Quốc thiết kế những chiến đấu cơ hiện đại hơn, như chiến đấu cơ tàng hình J-20 hay J-31.
16. Hiện Không quân Trung Quốc sở hữu số lượng lớn máy bay chiến đấu dòng "Flanker", trong đó chủ lực là các phiên bản sao chép J-11 và J-16; vì vậy, việc cải thiện cấu trúc của máy bay là rất quan trọng, nhất là khi các phiên bản dòng Su-27 Flanker đã đạt đến giới hạn.
Chỉ bằng cách thực hiện những thay đổi lớn đối với cấu trúc thân và thiết kế khí động học thì mới có thể nâng cao hơn nữa hiệu suất của máy bay chiến đấu dòng "Flanker" của Trung Quốc. Do đó, J-16 và J-15T sẽ không phải là những chiếc máy bay chiến đấu "Flanker" cuối cùng của Trung Quốc. Và trong tương lai, chắc chắn sẽ có những chiếc máy bay chiến đấu mới và cải tiến dựa trên dòng Su-27 của Liên Xô/ Nga.