Vì sao Challenger-2 được coi là huyền thoại "bất khả chiến bại"?

Google News

Xe tăng chủ lực Challenger 2 (Kẻ thách thức-2) lần đầu tiên bị quân đội Nga tiêu diệt trên chiến trường; như vậy huyền thoại “bất khả chiến bại” về xe tăng Challenger 2 tan vỡ sau 30 năm.

Vi sao Challenger-2 duoc coi la huyen thoai
 Xe tăng Challenger 2 của Anh. Nguồn Reuters 

Phương Tây không muốn thừa nhận Challenger 2 bị phá hủy

Mới đây, một đoạn video được Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger-2 do Anh hỗ trợ Ukraine đã bị phá hủy trên chiến trường Nga-Ukraine.

Vì loại xe tăng chiến đấu chủ lực này nổi tiếng với khả năng bảo vệ, và đây là lần đầu tiên nó bị đối phương tiêu diệt trên chiến trường, nên đã thu hút sự chú ý rộng rãi của giới truyền thông ở nhiều nước.

Trong khi đó, truyền thông Nga đang tổ chức tiệc ăn mừng và tin rằng Challenger-2 cũng “thường thôi”, chứ không có “siêu năng lực” gì cả.

Truyền thông Anh đã dành sự quan tâm đáng kể đến việc chiếc xe tăng “quốc bảo” của họ bị bắn cháy. Hãng tin Anh BBC ngày 6/9 cho biết, một đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một chiếc xe tăng Challenger 2 bị bốc cháy và khói tuôn ra ngùn ngụt từ xe.

Một nguồn tin quốc phòng phương Tây nói với BBC rằng, chiếc Challenger 2 của Ukraine ban đầu bị vô hiệu hóa do trúng mìn, vụ nổ mìn gây cháy thùng nhiên liệu phía sau xe và 4 thành viên tổ lái người Ukraine đã được sơ tán đến nơi an toàn.

Nguồn tin nói thêm rằng, chiếc Challenger 2 sau đó đã bị UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy. Bộ trưởng Quốc phòng Anh xác nhận một chiếc Challenger 2 đã bị phá hủy trên chiến trường Ukraine. Ông nói thêm rằng, London hiện không có kế hoạch gửi xe tăng mới cho Ukraine.

Vi sao Challenger-2 duoc coi la huyen thoai
Hình ảnh chiếc Challenger 2 bốc cháy dữ dội ở Zaporizhzhia. Ảnh chụp từ video 

BBC dẫn lời nhà phân tích quốc phòng Sonny Butterworth của Tạp chí quốc phòng Jane cho biết: "Đây là lần đầu tiên xe tăng Challenger-2 bị bắn cháy ở Ukraine, điều này có ảnh hưởng rất lớn".

Theo thông tin tình báo của Mỹ bị rò rỉ trên mạng Internet hồi tháng 3 năm nay cho thấy, Lữ đoàn tấn công đường không số 82 tinh nhuệ của Ukraine, là đơn vị được trang bị 14 chiếc Challenger 2.

Xe tăng Challenger 2 được phát triển vào cuối những năm 1990 và có lịch sử chỉ hơn 20 năm. Ngoài Leopard-2 do Đức sản xuất, đây là một trong những xe tăng hiện đại nhất ở chiến trường Ukraine hiện nay.

Các kíp lái xe tăng Ukraine mới được huấn luyện sử dụng xe tăng Challenger 2 vào đầu năm nay ngay trên lãnh thổ Anh.

Theo bài báo trên trang “Quan sát quân sự” cho biết, không chắc liệu xe tăng Challenger-2 trong video của Ukraine có bị đốt cháy và phá hủy hoàn toàn hay không?

Bài báo cũng đặt nghi vấn là do chiếc Challenger 2 có thể bị “hỏng hóc” do vấn đề kỹ thuật, dẫn đến nó đã “bị bỏ rơi”; hoặc bị trúng đạn và bốc cháy sau khi đi vào bãi mìn. Hoặc thậm chí có thể nó đã bị “cố tình đốt cháy”, sau khi bị quân đội Ukraine bỏ rơi. Nhưng quan trọng nhất là cả 4 người trên xe đều được cho là đã sống sót sau khi xe bị cháy.

Vi sao Challenger-2 duoc coi la huyen thoai

Xe tăng Challenger 2 của Anh viện trợ cho Ukraine. Nguồn Reuters 

Tạp chí Military mô tả rằng: "Rõ ràng, những chiếc xe tăng hiện đại này (Leopard 2 và Challenger 2) có một số lợi thế so với phần lớn xe tăng Liên Xô, hiện đang tạo nên lực lượng xe tăng Ukraine"; do chúng không chỉ có pháo chính 120 mm mạnh hơn, mà còn có hệ thống quan sát ảnh nhiệt và nhìn đêm tiên tiến; điều này sẽ cho phép chúng mang lại lợi thế trong nhiều tình huống chiến đấu.

Chỉ vài ngày trước, Quân đội Ukraine đã công bố một đoạn video, trong đó các tổ lái Challenger-2 thuộc Lữ đoàn 82 ca ngợi tính năng của Challenger 2, bao gồm cả tác động tâm lý của chúng đối với quân nhân Nga, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây cung cấp thêm nhiều xe tăng.

Người lính Ukraine được phỏng vấn (nguyên cựu lính tăng T-64, T-72 và T-80), rất ấn tượng trước khả năng tấn công mục tiêu tầm xa và mức độ bảo vệ cao của Challenger-2.

Tờ Forbes của Mỹ vào ngày 5/6 tin rằng, Challenger-2 là "vinh quang dù đã bị đánh bại". Dù không có cảnh quay xe tăng Challenger 2 khai hỏa trong chiến đấu, nhưng đoạn video về vụ cháy của chiếc xe tăng này, lại được truyền thông phương Tây lái sang về khả năng sống sót của kíp lái.

Bài báo nêu điểm yếu chính của các xe tăng T-72, T-80 và T-90 do Liên Xô thiết kế là đạn dược được để trong khu vực dưới tháp pháo. Một khi xe tăng bị trúng đạn và phát nổ, tháp pháo và tổ lái thường bị thổi bay khỏi xe tăng. Ngược lại, Challenger 2, giống như hầu hết các xe tăng phương Tây, cất giữ đạn dược trong các khoang đặc biệt trong tháp pháo.

Vi sao Challenger-2 duoc coi la huyen thoai
 Xe tăng Challenger 2 của Anh. Nguồn Reuters

“Kỷ lục bất bại” rất lớn

Lần này Challenger-2 bị tiêu diệt, và đây là lần đầu tiên loại xe tăng này bị đối thủ tiêu diệt trên chiến trường kể từ khi được trang bị.

Tờ "War Zone" nhận định, xe tăng Challenger-2 đóng vai trò quan trọng trong việc mở ra cánh cửa cung cấp thêm xe tăng tiên tiến của phương Tây cho Ukraine. Tuy nhiên, đây là thiệt hại đầu tiên của Challenger 2 trong một cuộc xung đột.

 Quân đội Anh đã đưa xe tăng Challenger 2 vào sử dụng trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003 và chiếc xe tăng này đã “thể hiện khả năng bất bại”.

Mặc dù một số chiếc Challenger 2 bị hỏng hóc trong chiến đấu, nhưng đó chỉ là “hỏng vặt” không có tổn thất trực tiếp. Tuy nhiên, một chiếc Challenger 2 đã bị phá hủy. Vấn đề mấu chốt ở đây là, chiếc Challenger 2 duy nhất bị phá hủy tại Iraq, lại là do đồng đội bắn nhầm, và truyền thông phương Tây từ lâu đã tin rằng, thứ duy nhất có thể phá hủy một chiếc Challenger 2 - chính là một chiếc Challenger 2 khác - như những gì từng xảy ra ở Iraq.

Vi sao Challenger-2 duoc coi la huyen thoai
Chiếc Challenger 2 đã bị phá hủy do chính đồng đội bắn nhầm. Nguồn Wikipedia 

“War Zone” cũng nhấn mạnh đến khả năng tấn công tầm xa của xe tăng Challenger. Theo các thông tin, khả năng bắn chính xác cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến của Challenger-2, khiến nó được sử dụng làm vũ khí hỗ trợ hỏa lực tầm xa, do đó còn được gọi là "xe tăng bắn tỉa".

Vào tháng 1/1991, một chiếc xe tăng Challenger 1 (tiền thân của Challenger 2), trong Chiến dịch “Bão táp Sa mạc”, đã lập kỷ lục về tiêu diệt mục tiêu xa nhất, đó là một xe tăng Iraq ở cự ly 5.100 mét.

Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhang Xuefeng viết trên tờ Hoàn Cầu rằng, nguyên nhân chính xe tăng Challenger-2 trước đây chưa từng bị đối phương tiêu diệt trên chiến trường, là do số lượng sản xuất Challenger 2 tương đối ít, nên số lượng Challenger 2 tham gia chiến đấu cũng tương đối ít.

Challenger 2 thuộc thế hệ xe tăng chiến đấu chủ lực thứ 3 của Anh, được trang bị cho quân đội từ năm 1998, muộn hơn so với xe tăng Leopard-2 của Đức và xe tăng dòng M1A2 của Mỹ.

Có lý do cho rằng chiếc xe tăng này xuất hiện muộn và lẽ ra phải tiên tiến hơn, nhưng điều ngược lại mới đúng. Cho đến nay, ngoài Quân đội Anh được trang bị một số lượng nhỏ Challenger-2, chỉ có Oman mua dưới 40 xe vì lý do “ngoại giao và chính trị”, chứ chưa hẳn là tính năng kỹ chiến thuật vượt trội.

Vi sao Challenger-2 duoc coi la huyen thoai

Xe tăng Challenger 2 của Anh. Nguồn Reuters 

Số lượng Challenger 2 bán ra ít phản ánh thái độ thực sự của các nước trên thế giới đối với chiếc xe tăng này. Rõ ràng, phương Tây đã tô điểm quá mức về hiệu suất và hiệu suất chiến đấu thực tế của “Kẻ thách thức 2", chuyên gia Zhang Xuefeng nhấn mạnh.

Chuyên gia Zhang Xuefeng cũng nhấn mạnh rằng, trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003, xe tăng Challenger-2 vô tình bị đồng đội của mình bắn trúng, quả đạn phát nổ gần cửa chỉ huy, gây cháy bên trong xe, đạn nổ, tháp pháo tách khỏi thân xe, xe tăng bị phá hủy hoàn toàn. Hai người trên xe tử vong.

Về khả năng chiến đấu của xe tăng Challenger 2, Zhang Xuefeng tin rằng, một trường hợp cá biệt không thể giải thích được vấn đề. Trên thực tế, hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng Anh chưa bao giờ được đánh giá cao.

Bằng chứng là tại giải đấu tăng “Cúp Bạc” do NATO tổ chức, xe tăng Challenger luôn có thành tích kém cỏi.

Đối với tác chiến tầm xa, truyền thông phương Tây dường như đã cố tình phớt lờ tên lửa phóng từ pháo của xe tăng Nga. Đoạn video được Nga công bố cách đây ít lâu cho thấy xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M đã sử dụng tên lửa phóng từ pháo để tiêu diệt mục tiêu cách đó 6 km.

Cho đến nay, các xe tăng phương Tây đang trong biên chế không có khả năng phóng tên lửa phóng từ pháo chính.

Truyền thông Nga cũng đưa tin rộng rãi về trận thua đầu tiên của Challenger. Theo thông tin của tờ "Komsomolskaya Pravda" của Nga ngày 6/9, trang web của Bộ Quốc phòng Anh khẳng định, xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger-2 của Anh chưa bao giờ bị hỏa lực của đối phương tiêu diệt trước đó.

Vi sao Challenger-2 duoc coi la huyen thoai
 Xe tăng Challenger 2 của Anh. Nguồn Reuters

Các nhà phát triển xe tăng Anh đã khoe khoang với thế giới rằng, nó đã trở nên “bất khả chiến bại” sau khi hiện đại hóa. Nhưng quân đội Nga đã cho thế giới thấy rằng không phải như vậy.

Vào ngày 6, tờ "Bình luận quân sự" của Nga có bài "Xe tăng “bất khả chiến bại” bị đốt cháy ở Ukraine", cho rằng quân đội Nga đã phá vỡ một huyền thoại vũ khí “bất khả chiến bại khác” của phương Tây: xe tăng "Challenger-2" đã bị phá hủy.

Zhang Xuefeng tin rằng, việc xe tăng "Challenger-2" bị phá hủy đã thu hút sự chú ý rộng rãi, một lý do quan trọng là loại xe tăng này là xe tăng chiến đấu chủ lực nặng nhất thế giới (nặng 75 tấn) sau khi được trang bị nhiều mô-đun áo giáp khác nhau.

"Xe tăng chiến đấu chủ lực được bảo vệ tốt nhất thế giới", nhưng lần này bị phá hủy, thực tiễn chiến trường Ukraine đả kích luận điểm này.

Các thông tin của phương Tây đã phóng đại rằng, mặc dù xe tăng Challenger-2 bị phá hủy, nhưng 4 thành viên tổ lái đều không hề hấn gì, chứng tỏ khả năng bảo vệ của nó.

Tuy nhiên, Zhang Xuefeng tin rằng, sự sống sót của tổ lái Challenger-2 không phải là bằng chứng cho thấy xe tăng có khả năng bảo vệ tốt. Trên thực tế, việc xe tăng hai bên trúng mìn trên chiến trường Ukraine là điều rất bình thường. Đối diện với bom mìn, mọi xe tăng “đều bình đẳng”.

Vi sao Challenger-2 duoc coi la huyen thoai
 Đạn pháo của xe tăng Challenger 2 vẫn được để xung quanh tháp pháo. Nguồn Topwar

Đối mặt với mìn chống tăng thông thường, trong hầu hết các trường hợp, khi xe tăng va phải mìn, xích xe bị đứt, bánh xe chịu nặng bị hư hỏng, tổ lái xe tăng về cơ bản không hề hấn gì. Khả năng giữ cho kíp xe sống sót khi trúng mìn, là những yêu cầu cơ bản về khả năng bảo vệ của xe tăng. Thậm chí, các loại thiết giáp chở quân hay thậm chí là xe Humvee cũng bảo vệ được ngồi trong khỏi mìn.

Nhưng lần này Challenger 2 đã bị phá hủy, theo truyền thông phương Tây đưa tin, mìn còn khiến thùng nhiên liệu ở phía sau xe tăng bốc cháy. Như vậy càng bộc lộ điểm yếu trong khả năng bảo vệ của nó; khả năng bảo vệ không tỷ lệ thuận với trọng lượng.

Về lập luận được truyền thông phương Tây đưa ra rằng, việc thiết kế khoang chứa đạn của xe tăng phương Tây có ưu điểm; chuyên gia Zhang Xuefeng cho rằng, trên thực tế, Challenger-1 và Challenger-2 đã không thiết kế khoang chứa đạn độc lập.

Không chỉ Challenger 2 mà một số xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba của phương Tây chưa hoàn toàn thiết kế khoang chứa đạn độc lập. Ví dụ, chỉ một phần đạn của xe tăng Leopard-2 được đặt ở khoang đuôi của tháp pháo; dù thực hiện việc phân ngăn, nhưng phần lớn đạn vẫn được cất trong thùng xe.

Hiện chỉ có xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ, là loại xe tăng đầu tiên đưa toàn bộ đạn vào khoang đuôi để đạt được khả năng cách ly đạn với kíp lái.

Tuy nhiên, loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ khi tiến vào chiến trường Ukraine, thiết kế này sẽ không thể chấp nhận được trong điều kiện chiến trường, vì UAV Lancet có thể dễ dàng đánh nổ kho đạn phía sau tháp pháo. Khi đó, dù kíp lái bình an thì xe tăng cũng sẽ bị phá hủy.

"Người ta ước tính rằng chiếc xe tăng tiếp theo bị kéo khỏi tượng đài sẽ là Abrams, nhưng nó sẽ không phải là vũ khí cuối cùng của phương Tây bị hạ gục ở Ukraine", Zhang Xuefeng nhấn mạnh.


Tiến Minh (theo Sina, CNN, Military Watch)

>> xem thêm

Bình luận(0)