Theo hãng tin Sputnik của Nga, dẫn lời một nhà phân tích quân sự độc lập người Serbia là Drago Bosnic cho biết, có thông tin Anh đang tìm kiếm sự đảm bảo từ phía Ukraine rằng, số xe tăng Challenger 2 mà họ cung cấp cho Ukraine, sẽ “không được sử dụng” trong các hoạt động tấn công. Lý do Anh lo ngại xe tăng của họ viện trợ, có thể bị quân đội Nga phá hủy hoặc bị bắt.Số xe tăng Challenger-2 của Anh viện trợ cho Ukraine, đã được phát hiện ở trên hướng Zaporozhye, nhưng chúng vẫn chưa chính thức tham chiến. Còn các loại xe tăng, xe bọc thép của Đức, Mỹ đã lần lượt xuất quân, nhưng đã bị giáng một đòn mạnh vào hình ảnh của vũ khí phương Tây.Hiện Anh cũng là sản xuất và xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới và xe tăng chủ lực Challenger 2 là một trong những vũ khí mang tính “biểu tượng” của vũ khí Anh (mặc dù nó đã ngừng sản xuất từ lâu) và London không sẵn sàng chấp nhận rủi ro.Anh hy vọng xe tăng Challenger-2 của họ, sẽ được Quân đội Ukraine sử dụng trong giai đoạn “thích hợp” của "cuộc phản công", để bảo đảm tính an toàn và khi đó biết đâu, còn có thể tiêu diệt được một số xe tăng Nga, để “gây tiếng vang” cho vũ khí Anh.Theo tờ Daily Mail của Anh cho biết, Challenger 2 chỉ dùng cho “mục đích quảng cáo”, trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov gọi xe tăng Challenger 2 là "vũ khí hoàn hảo".Vào đầu năm nay, Anh đã bàn giao một tiểu đoàn gồm 14 xe tăng Challenger 2 cho Quân đội Ukraine. Tuy nhiên, Challenger 2 vẫn chưa chiến đấu; mặc dù người Ukraine đã bắt đầu lan truyền video về những chiếc Challenger-2 đang ra chiến trường trên mạng xã hội. Tuy nhiên tờ Daily Mail cho biết, đó rõ ràng là nhằm mục đích tuyên truyền.Các chuyên gia Anh mô tả, xe tăng Challenger 2 nặng 75 tấn là vũ khí tiên tiến hiện đại, mạnh hơn cả xe tăng Nga. Challenger-2 là một trong những xe tăng đắt nhất trong lịch sử. Theo Quân đội Anh, Challenger 2 là xe tăng có thể hoạt động trong mọi thời tiết, có khả năng cơ động cao và hỏa lực trực tiếp với độ chính xác cao. Xe tăng Challenger 2 hiện tại là loại xe tăng chiến đấu chủ lực duy nhất của Quân đội Anh, do công ty Vickers Defense Systems (nay là BAE Systems) phát triển và được giới thiệu lần đầu vào năm 1998. Các phiên bản đầu tiên của xe tăng Challenger-1 được cho là xe tăng có tầm bắn xa nhất. Trong cuộc xâm lược Iraq, xe tăng Challenger-1 của Anh đã tiêu diệt một xe tăng Iraq ở khoảng cách 5 km. Ở phiên bản cơ sở, xe tăng Challenger-2 được trang bị pháo Rheinmattal L55 cỡ nòng 120 mm của Đức. Pháo có tầm bắn lên tới 4,5 km và nổi tiếng bởi độ chính xác cao, có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau; trong đó có cả đạn xuyên giáp bằng urani nghèo. Về vũ khí phụ, Challenger-2 được trang bị súng máy 7,62 mm L37A2, để tiêu diệt máy bay bay thấp, sinh lực lộ và xe cơ giới hạng nhẹ; tầm bắn tối đa lên tới 1,8 km. Súng được gắn trên tháp pháo và có thể được điều khiển từ bên trong xe tăng, giúp bảo đảm an toàn cho pháo thủ. Điểm mạnh nhất của xe tăng Challenger 2 của Anh là giáp Chobham/Dorchester. Lớp giáp này gồm nhiều lớp thép đặc biệt và gốm, giúp bảo vệ kíp xe khỏi nhiều mối đe dọa, bao gồm vũ khí hỏa lực nhỏ, đạn pháo và các thiết bị nổ tự chế. Bộ giáp cũng được thiết kế dạng module để dễ dàng thay thế, sửa chữa tại chiến trường. Ngoài ra, Challenger-2 còn được trang bị thêm một lớp giáp phản ứng nổ (ERA), bảo vệ phía trên của tháp pháo và khoang động cơ, chống đạn tấn công đột nóc. Lớp giáp này đặc biệt hiệu quả khi chống lại các loại đầu đạn nổ lõm, như loại đầu đạn được sử dụng trong tên lửa chống tăng.Lớp giáp của Challenger-2 được tăng cường thêm sức mạnh nhờ thiết kế nghiêng, giúp giảm hiệu suất xuyên của đạn chống tăng. Tháp pháo của xe tăng cũng được bọc thép dày, với một lớp giáp composite và bổ sung giáp gốm và giáp ERA. Chính người Anh cũng tự nhận, giáp tăng của họ là một trong những loại giáp tiên tiến nhất trên thế giới. Challenger 2 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số. Các nhà phát triển cho biết, Challenger-2 có hệ thống quản lý chiến đấu cải tiến, giúp nâng cao khả năng trinh sát, thông tin liên lạc và độ chính xác khi bắn. Ngoài ra, khí tài quan sát ảnh nhiệt còn được trang bị hệ thống làm mát đặc biệt, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động vào ban đêm. Xe tăng Challenger-2 được trang bị động cơ diesel Perkins CV12 TCA tăng áp, có khả năng sản sinh công suất lên tới 1.200 mã lực. Như người Anh đảm bảo, động cơ và hộp số tiết kiệm đến mức xe tăng có thể đi được 550 km đường trường và 250 km đường địa hình trên núi mà không cần tiếp nhiên liệu. Challenger-2 được trang bị hệ thống treo khí nén, có thể điều chỉnh độ cao của hành trình và tự cân bằng trên địa hình gồ ghề. Xe cũng được trang bị hệ thống lái cho phép nó cơ động trong điều kiện đường hẹp. Tuy nhiên, cho đến nay, Challenger 2 chỉ được sử dụng ở chiến trường Iraq và Afghanistan, nơi địa hình sa mạc cát và đồi núi. Ngay cả chính người Anh cũng không biết Challenger 2 sẽ hoạt động tốt như thế nào ở vùng đồng bằng rộng lớn của Ukraine và các đầm lầy. Giới phân tích cho rằng, Challenger 2 không trở thành “vua của sa mạc”, mà được thiết kế để trở thành “vua của thảo nguyên”. Còn theo trang Bulgaria Military cho biết, Challenger-2 đã lạc hậu và chi phí sửa chữa, bảo dưỡng quá cao; bài viết trên trên trang Bulgaria Military cho biết, Challenger 2 quá đắt (bao gồm cả sửa chữa). Sau khi xuất hiện vào năm 1998, không chiếc xe nào được nâng cấp lớn. Vì vậy, bây giờ chỉ huy Anh có ý định thay thế Challenger 2 hoặc tiếp tục nâng cấp xe tăng này. Điều này có nghĩa là thảo nguyên Ukraine sẽ không phải là chiến trường của Challenger 2, mà là nơi “thai nghén” của Challenger 3. Và rất có thể sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine kết thúc, phiên bản Challenger 3 mới sẽ ra đời. Ảnh: Flickr/Military-Today.Lính Ukraine sử dụng xe tăng Challenger 2 huấn luyện vượt chướng ngại vật “răng rồng”. Nguồn Reuters
Theo hãng tin Sputnik của Nga, dẫn lời một nhà phân tích quân sự độc lập người Serbia là Drago Bosnic cho biết, có thông tin Anh đang tìm kiếm sự đảm bảo từ phía Ukraine rằng, số xe tăng Challenger 2 mà họ cung cấp cho Ukraine, sẽ “không được sử dụng” trong các hoạt động tấn công. Lý do Anh lo ngại xe tăng của họ viện trợ, có thể bị quân đội Nga phá hủy hoặc bị bắt.
Số xe tăng Challenger-2 của Anh viện trợ cho Ukraine, đã được phát hiện ở trên hướng Zaporozhye, nhưng chúng vẫn chưa chính thức tham chiến. Còn các loại xe tăng, xe bọc thép của Đức, Mỹ đã lần lượt xuất quân, nhưng đã bị giáng một đòn mạnh vào hình ảnh của vũ khí phương Tây.
Hiện Anh cũng là sản xuất và xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới và xe tăng chủ lực Challenger 2 là một trong những vũ khí mang tính “biểu tượng” của vũ khí Anh (mặc dù nó đã ngừng sản xuất từ lâu) và London không sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Anh hy vọng xe tăng Challenger-2 của họ, sẽ được Quân đội Ukraine sử dụng trong giai đoạn “thích hợp” của "cuộc phản công", để bảo đảm tính an toàn và khi đó biết đâu, còn có thể tiêu diệt được một số xe tăng Nga, để “gây tiếng vang” cho vũ khí Anh.
Theo tờ Daily Mail của Anh cho biết, Challenger 2 chỉ dùng cho “mục đích quảng cáo”, trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov gọi xe tăng Challenger 2 là "vũ khí hoàn hảo".
Vào đầu năm nay, Anh đã bàn giao một tiểu đoàn gồm 14 xe tăng Challenger 2 cho Quân đội Ukraine. Tuy nhiên, Challenger 2 vẫn chưa chiến đấu; mặc dù người Ukraine đã bắt đầu lan truyền video về những chiếc Challenger-2 đang ra chiến trường trên mạng xã hội. Tuy nhiên tờ Daily Mail cho biết, đó rõ ràng là nhằm mục đích tuyên truyền.
Các chuyên gia Anh mô tả, xe tăng Challenger 2 nặng 75 tấn là vũ khí tiên tiến hiện đại, mạnh hơn cả xe tăng Nga. Challenger-2 là một trong những xe tăng đắt nhất trong lịch sử. Theo Quân đội Anh, Challenger 2 là xe tăng có thể hoạt động trong mọi thời tiết, có khả năng cơ động cao và hỏa lực trực tiếp với độ chính xác cao.
Xe tăng Challenger 2 hiện tại là loại xe tăng chiến đấu chủ lực duy nhất của Quân đội Anh, do công ty Vickers Defense Systems (nay là BAE Systems) phát triển và được giới thiệu lần đầu vào năm 1998. Các phiên bản đầu tiên của xe tăng Challenger-1 được cho là xe tăng có tầm bắn xa nhất. Trong cuộc xâm lược Iraq, xe tăng Challenger-1 của Anh đã tiêu diệt một xe tăng Iraq ở khoảng cách 5 km.
Ở phiên bản cơ sở, xe tăng Challenger-2 được trang bị pháo Rheinmattal L55 cỡ nòng 120 mm của Đức. Pháo có tầm bắn lên tới 4,5 km và nổi tiếng bởi độ chính xác cao, có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau; trong đó có cả đạn xuyên giáp bằng urani nghèo.
Về vũ khí phụ, Challenger-2 được trang bị súng máy 7,62 mm L37A2, để tiêu diệt máy bay bay thấp, sinh lực lộ và xe cơ giới hạng nhẹ; tầm bắn tối đa lên tới 1,8 km. Súng được gắn trên tháp pháo và có thể được điều khiển từ bên trong xe tăng, giúp bảo đảm an toàn cho pháo thủ.
Điểm mạnh nhất của xe tăng Challenger 2 của Anh là giáp Chobham/Dorchester. Lớp giáp này gồm nhiều lớp thép đặc biệt và gốm, giúp bảo vệ kíp xe khỏi nhiều mối đe dọa, bao gồm vũ khí hỏa lực nhỏ, đạn pháo và các thiết bị nổ tự chế. Bộ giáp cũng được thiết kế dạng module để dễ dàng thay thế, sửa chữa tại chiến trường.
Ngoài ra, Challenger-2 còn được trang bị thêm một lớp giáp phản ứng nổ (ERA), bảo vệ phía trên của tháp pháo và khoang động cơ, chống đạn tấn công đột nóc. Lớp giáp này đặc biệt hiệu quả khi chống lại các loại đầu đạn nổ lõm, như loại đầu đạn được sử dụng trong tên lửa chống tăng.
Lớp giáp của Challenger-2 được tăng cường thêm sức mạnh nhờ thiết kế nghiêng, giúp giảm hiệu suất xuyên của đạn chống tăng. Tháp pháo của xe tăng cũng được bọc thép dày, với một lớp giáp composite và bổ sung giáp gốm và giáp ERA. Chính người Anh cũng tự nhận, giáp tăng của họ là một trong những loại giáp tiên tiến nhất trên thế giới.
Challenger 2 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số. Các nhà phát triển cho biết, Challenger-2 có hệ thống quản lý chiến đấu cải tiến, giúp nâng cao khả năng trinh sát, thông tin liên lạc và độ chính xác khi bắn. Ngoài ra, khí tài quan sát ảnh nhiệt còn được trang bị hệ thống làm mát đặc biệt, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động vào ban đêm.
Xe tăng Challenger-2 được trang bị động cơ diesel Perkins CV12 TCA tăng áp, có khả năng sản sinh công suất lên tới 1.200 mã lực. Như người Anh đảm bảo, động cơ và hộp số tiết kiệm đến mức xe tăng có thể đi được 550 km đường trường và 250 km đường địa hình trên núi mà không cần tiếp nhiên liệu.
Challenger-2 được trang bị hệ thống treo khí nén, có thể điều chỉnh độ cao của hành trình và tự cân bằng trên địa hình gồ ghề. Xe cũng được trang bị hệ thống lái cho phép nó cơ động trong điều kiện đường hẹp. Tuy nhiên, cho đến nay, Challenger 2 chỉ được sử dụng ở chiến trường Iraq và Afghanistan, nơi địa hình sa mạc cát và đồi núi.
Ngay cả chính người Anh cũng không biết Challenger 2 sẽ hoạt động tốt như thế nào ở vùng đồng bằng rộng lớn của Ukraine và các đầm lầy. Giới phân tích cho rằng, Challenger 2 không trở thành “vua của sa mạc”, mà được thiết kế để trở thành “vua của thảo nguyên”.
Còn theo trang Bulgaria Military cho biết, Challenger-2 đã lạc hậu và chi phí sửa chữa, bảo dưỡng quá cao; bài viết trên trên trang Bulgaria Military cho biết, Challenger 2 quá đắt (bao gồm cả sửa chữa). Sau khi xuất hiện vào năm 1998, không chiếc xe nào được nâng cấp lớn.
Vì vậy, bây giờ chỉ huy Anh có ý định thay thế Challenger 2 hoặc tiếp tục nâng cấp xe tăng này. Điều này có nghĩa là thảo nguyên Ukraine sẽ không phải là chiến trường của Challenger 2, mà là nơi “thai nghén” của Challenger 3. Và rất có thể sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine kết thúc, phiên bản Challenger 3 mới sẽ ra đời. Ảnh: Flickr/Military-Today.
Lính Ukraine sử dụng xe tăng Challenger 2 huấn luyện vượt chướng ngại vật “răng rồng”. Nguồn Reuters