|
Hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T của Đức. Nguồn Wikipedia |
Trước khi bắt đầu các hoạt động phản công quy mô lớn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Ukraine đã lệnh triển khai một số lượng đáng kể các hệ thống phòng không, để bao phủ vùng trời trên biên giới Nga-Ukraine và những nơi tập trung quân của Ukraine.
Mục đích của việc triển khai các hệ thống phòng không ra tuyến trước, là nhằm chống lại các cuộc tấn công bằng UAV tự sát và bom lượn có điều khiển của lực lượng Không quân Nga.
Có lẽ, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine đã quyết định mạo hiểm khi đưa các hệ thống phòng không mới nhất của phương Tây (trừ hệ thống Patriot mới nhận của Mỹ) gần khu vực chiến tuyến.
|
Bệ phóng tên lửa phòng không IRIS-T của Đức. Nguồn Wikipedia
|
Như vậy các hệ thống phòng không chiến thuật của Ukraine, mới nhận của phương Tây, không còn đặt ở phía sau mà đã được dâng lên tuyến trước; điều này giúp bảo vệ các lực lượng tuyến trước.
Đồng thời việc đưa các hệ thống phòng không hiện đại ra tuyến trước, giúp Ukraine có thể thực hiện chiến thuật phục kích phòng không như hồi tháng Năm vừa qua. Nhưng điều nguy hiểm là các hệ thống phòng không của Ukraine, sẽ nằm trong tầm đe dọa của các loại UAV tự sát của Quân đội Nga
Trước đây, Ukraine không đưa các hệ thống phòng không tiên tiến của phương Tây ra tuyến trước. Nhưng bây giờ, rõ ràng là Kiev đã nhận được đủ số lượng các hệ thống khác nhau từ phương Tây;
UAV Lancet của Nga phá hủy radar Hensoldt TRML-4D của hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T tại chiến trường Ukraine. Nguồn topcor.ru
Vì vậy, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine đã quyết định đưa các hệ thống phòng không này ra bảo vệ các lực lượng tuyến trước; trong đó có hệ thống IRIS-T mà Ukraine mới nhận thêm từ Đức.
Nhưng cũng giống như các hệ thống phòng không S-300, Buk-M1 của Quân đội Ukraine, từng là nạn nhân của UAV tự sát Lancet của Nga; và hệ thống phòng không IRIS-T của Đức cũng không là ngoại lệ.
Một đoạn video xuất hiện trên mạng cho thấy, UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy thành công radar đa chức năng Hensoldt TRML-4D của hệ thống phòng không IRIS-T, đang ở chiến trường Ukraine.
Việc radar của hệ thống IRIS-T bị phá hủy, đồng nghĩa với việc hệ thống “vừa mù, vừa điếc”, và việc này nguy hại hơn là mất các bệ phóng tên lửa.
Việc phá hủy radar Hensoldt TRML-4D đã được một UAV khác quay lại, bảo đảm tính khách quan; UAV của Nga cũng cố gắng phá hủy cả một bệ phóng đi kèm, nhưng không thành công.
|
Radar Hensoldt TRML-4D của hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T. Nguồn Wikipedia
|
Nếu không có radar, đồng nghĩa cả hệ thống sẽ bị “mù và điếc”; mặc dù hệ thống phòng không IRIS-T sử dụng tên lửa không đối không, phóng từ mặt đất với đầu đạn tự dẫn.
Nhưng không có radar, sẽ không phát hiện và khóa được mục tiêu, để truyền tọa độ ban đầu cho tên lửa phóng đi, thì các bệ phóng tên lửa cũng trở lên vô nghĩa.
Một vấn đề đáng chú ý nữa là, đây là màn chiến đấu “bất đối xứng” quá chênh lệch, khi phiên bản đắt nhất của UAV tự sát Lancet có giá khoảng 1 triệu rúp, trong khi hệ thống IRIS-T của Đức có giá hơn 10 tỷ rúp, nếu tính theo tiền Nga.