Chính quyền và các cơ quan tình báo Mỹ, đã nhiều lần giải mật và tiết lộ công khai các hoạt động tình báo quân sự của họ tại đối với Nga và thông tin công khai các kế hoạch của Moscow trong chiến dịch quân sự đặc biệt, với hiệu quả đáng kể.
Cách tiếp cận này của Mỹ và các đồng minh châu Âu đã được chứng minh là một biện pháp răn đe "đáng kinh ngạc".
Tướng Richard Clarke, chỉ huy Bộ Chỉ huy Các chiến dịch Đặc biệt của Mỹ, cho biết tại "Diễn đàn An ninh Aspen" rằng Mỹ nên xem xét "chiến thuật, chiến lược" này thường xuyên hơn.
|
Ảnh: Tướng Richard Clarke - người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt Mỹ. Nguồn US ARMY.
|
Chính phủ Mỹ đã đi ngược lại các quy trình tiêu chuẩn và áp dụng chiến lược phủ đầu này rất lâu, trước khi quân Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhắm vào Ukraine vào ngày 24/2/2022.
"Tôi nghĩ điều đó thật tuyệt vời, và tôi nghĩ nó cho thấy cách thức mà chúng tôi sẽ làm điều đó trong tương lai", Tướng Clarke nói.
Tướng Clarke nhấn mạnh: "Bây giờ chúng ta có cơ hội để chứng tỏ rằng tình báo đóng một vai trò rất lớn, khi chúng ta có thể giải mã tin tình báo và có những điều chúng ta muốn giữ bí mật, để bảo vệ và vì lợi ích của nước Mỹ...".
Tại nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc xung đột giữa Nga tại Ukraine, các quan chức chính phủ từ Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Quốc phòng và các cơ quan khác của Mỹ đã cảnh báo về các khả năng, từ việc Nga phát động cuộc chiến đến việc sáp nhập các vùng của Ukraine vào Nga gần đây.
Cụ thể, điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm thứ Ba (19/7) rằng, Nga sẽ tìm cách sáp nhập tỉnh Kherson của Ukraine và toàn bộ vùng Donbass của Ukraine (gồm hai tỉnh Donetsk và Luhansk).
Chỉ một ngày sau, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã "xác nhận" những tuyên bố của ông Kirby. Hơn nữa, Ngoại trưởng Lavrov nói với truyền thông nhà nước Nga rằng, Nga đang mở rộng các mục tiêu lãnh thổ ở Ukraine xa hơn nữa ngoài Donbass.
|
Ảnh: Quân đội Nga tiến vào vùng Kherson của Ukraine, tháng 3/2022. Nguồn TTXVN |
Chính phủ Mỹ gần đây cũng tiết lộ rằng, Nga đang tìm cách mua "hàng trăm UAV" từ Iran. Ngay sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Iran vào đầu tuần trước, đây là chuyến công du đầu tiên của ông bên ngoài Liên Xô cũ, kể từ khi tiến hành xung đột với Ukraine.
Đánh giá tình báo mới nhất của Bộ Quốc phòng Anh (MoD) cho thấy, Nga đang thiếu tên lửa dẫn đường chính xác và phải dùng đến tên lửa phòng không để tấn công các mục tiêu mặt đất. Một ước tính là Nga đã sử dụng 60% kho dự trữ tên lửa chính xác của mình, chỉ còn lại chưa đến 40%.
"Do sự thiếu hụt nghiêm trọng của các tên lửa tấn công mặt đất chuyên dụng, Nga đã tăng cường sử dụng các tên lửa phòng không trong tấn công mục tiêu mặt đất", MoD cho biết trong một tweet.
"Những vũ khí này có đầu đạn tương đối nhỏ và được thiết kế để tiêu diệt các vật thể bay; nhưng chúng có thể gây ra mối đe dọa đáng kể cho các mục tiêu trong các tòa nhà có cấu trúc đơn giản, nhưng không có khả năng xuyên thủng các cấu trúc kiên cố".
Do đó, MoD kết luận: "Những vũ khí này có thể gây nguy hiểm cho các mục tiêu đã định và gây ra thương vong cho dân thường vì tên lửa không được tối ưu hóa cho vai trò này và những người sử dụng chúng (binh lính Nga) không được đào tạo cho các nhiệm vụ như vậy".
|
Ảnh: Một hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Quân đội Nga ở biên giới Ukraine.
|
Phía Mỹ lại cho rằng, việc sử dụng các hệ thống tên lửa chính xác cao này của Quân đội Nga đã giảm mạnh, “một phần do tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, vốn khiến số vũ khí có độ chính xác cao không đủ”, Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ có trụ sở tại Washington đã thông báo.
Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ còn cho rằng, trong khi các vũ khí quan trọng mà Quân đội Nga dựa vào để thực hiện các cuộc tấn công tầm xa đang dần cạn kiệt, thì các loại vũ khí hạng nặng chính xác của Ukraine đang dần tăng lên; điều đó đã phát huy sức mạnh đáng kể và tạo ra lợi thế "quyết định".
"Mặt khác, quân đội Ukraine gần đây đã có được một số lượng lớn các vũ khí chính xác cao do phương Tây cung cấp, chẳng hạn như hệ thống pháo tên lửa cơ động cao HIMARS, và việc Ukraine sử dụng các hệ thống này, đã đạt được hiệu quả cao hơn.
|
Ảnh: Một hệ thống tên lửa HIMARS của Quân đội Ukraine ở chiến trường Donbass. Nguồn Sina |
Quân đội Nga có thể tiếp tục sử dụng những vũ khí có độ chính xác thấp của Liên Xô, còn trong kho dự trữ vũ khí, nhưng tính quyết định của các cuộc tấn công này có thể vẫn bị hạn chế hơn so với việc sử dụng các loại vũ khí chính xác cao do phương Tây cung cấp".
|
Ảnh: Hỏa lực của Nga vẫn dựa vào vũ khí có từ thời Liên Xô. |