Ngày 17/7, một binh sĩ Ukraine đã đăng tải video lên mạng xã hội, cho thấy mảnh vỡ một khẩu lựu pháo tự hành AHS Krab của Ba Lan, mới được viện trợ cho Quân đội Ukraine, bị quân đội Nga phá hủy.Tháp pháo của khẩu AHS Krab là loại AS90 của Anh bị thổi bay; hình ảnh không thể nhìn thấy tháp pháo ở phía trên, rõ ràng lực nổ rất lớn của đạn trong xe đã khiến tháp pháo bay xa, chỉ còn lại khung gầm của lựu pháo tự hành K9 do Hàn Quốc sản xuất.Cho đến nay, Ba Lan đã chuyển giao 18 khẩu pháo tự hành AHS Crab (con cua) cho Ukraine, như một phần trong khoản viện trợ quân sự của nước này, và Kiev đã quyết định mua thêm 54 khẩu nữa.Điều đáng chú ý là dù loại lựu pháo tự hành “con cua” này được khẳng định là sản xuất trong nước tại Ba Lan, nhưng thực tế nó lại sử dụng tháp pháo của lựu pháo tự hành AS90 do Anh sản xuất + khung gầm của lựu pháo tự hành K9 của Hàn Quốc + lựu pháo 155 ly do Công ty Rheinmetall của Đức cung cấp. Như vậy có thể nói, tỷ lệ nội địa hóa trong nước kém.Lựu pháo tự hành AHS Krab đã được Ukraine đặt hàng vào tháng Sáu vừa qua. Không ngoài dự đoán, loại lựu pháo tự hành này đã bị phá hủy hoàn toàn ngay khi vừa tham gia chiến trường; rõ ràng chiến trường Ukraine rất ác liệt.Ngày 7/6, Thủ tướng Ba Lan Morawiecki cho biết tại một cuộc họp báo rằng, Ba Lan và Ukraine đã ký hợp đồng xuất khẩu vũ khí, hợp đồng này sẽ trở thành một trong những hợp đồng xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Ba Lan trong 30 năm qua, với tổng giá trị gần 3 tỷ Zloty (khoảng 700 triệu USD).Theo hợp đồng, Ba Lan sẽ bán 56 khẩu pháo tự hành AHS Krab cho Ukraine. Ông Morawiecki cho biết, 18 khẩu AHS Krab đã được chuyển tới Ukraine và đóng vai trò "rất quan trọng" ở chiến trường phía đông.Vào cuối những năm 1990, Ba Lan bắt đầu phát triển loại lựu pháo tự hành AHS Krab theo chuẩn vũ khí NATO. Để tiết kiệm chi phí, hệ thống vũ khí của loại lựu pháo tự hành giá rẻ AS90, đã được Ba Lan mua từ Vương quốc Anh. Do pháo của Anh đã lạc hậu, nên bán rẻ hơn.Mặt khác, Ba Lan muốn tự chế tạo khung gầm cho mình nhưng hiệu suất kém do trình độ kỹ thuật thấp, nên đã chuyển sang nhập khẩu khung gầm của lựu pháo tự hành K9 từ Hàn Quốc, để phù hợp với tháp pháo mua từ Mỹ. Hàn Quốc chấp nhận bán lỗ, nên Ba Lan cũng có thể mua khung gầm với giá thấp hơn.Sau đó, Ba Lan quay sang Rheinmetall của Đức, để mua nòng pháo 155mm đường kính 52 lần cỡ. Thực tế, công nghệ sản xuất nòng pháo là công nghệ cao, ít quốc gia nào có thể làm được, trong khi Rheinmetall lại là nhà sản xuất số 1. Như vậy, Ba Lan cuối cùng đã chế tạo được một khẩu lựu pháo tự hành "nội địa".Tuy nhiên, chiến trường Nga-Ukraine hiện nay rất ác liệt, vũ khí trang bị tiêu hao nhiều, những vũ khí kỹ thuật quan trọng như lựu pháo tự hành AHS Krab cũng không thể thoát được và đã bị phá hủy chỉ trong vài ngày, kể từ khi có mặt trên chiến trường. Trong khi đó, số phận pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp cũng không khá khẩm hơn. Sau khi 2 khẩu Caesar bị Nga thu làm chiến lợi phẩm, thì ngày hôm qua, pháo binh Nga tiếp tục phá hủy một khẩu đội Caesar tại khu vực Donetsk. Theo trang tin WarGonzo, khẩu Caesar đã bị hư hại nghiêm trọng.Theo trang tin WarGonzo tường thuật, một khẩu pháo tự hành Caesar đã bị một UAV của Nga theo dõi liên tục, sau đó một đòn tấn công chính xác đã được thực hiện. Kết quả của một vụ đánh trực diện, khẩu Caesar bị hư hại và không thể sử dụng.Trên đoạn video được đăng tải, người xem có thể thấy khẩu pháo tự hành Caesar đã chiếm lĩnh xong trận địa và đang chuẩn bị khai hỏa, khi nòng pháo được nâng lên; tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Quân đội Ukraine quá chủ quan, khi triển khai trận địa ở cánh đồng trống.Trong khi đó, pháo binh Nga tiếp tục hướng phát triển của học thuyết pháo binh Liên Xô, không có nhiều loại pháo tự hành hiện đại như 2S19 mà là các loại pháo tự hành kiểu cũ hơn như 2S1, 2S3, 2S5, 2S7, v.v. rẻ và phong phú. Mặc dù thiếu độ chính xác, nhưng lại là loại thích hợp nhất cho các cuộc chiến tranh tiêu hao quy mô lớn.Video về khẩu pháo tự hành Caesar của Quân đội Ukraine, được UAV quay lại trước khi bị phá hủy.
Ngày 17/7, một binh sĩ Ukraine đã đăng tải video lên mạng xã hội, cho thấy mảnh vỡ một khẩu lựu pháo tự hành AHS Krab của Ba Lan, mới được viện trợ cho Quân đội Ukraine, bị quân đội Nga phá hủy.
Tháp pháo của khẩu AHS Krab là loại AS90 của Anh bị thổi bay; hình ảnh không thể nhìn thấy tháp pháo ở phía trên, rõ ràng lực nổ rất lớn của đạn trong xe đã khiến tháp pháo bay xa, chỉ còn lại khung gầm của lựu pháo tự hành K9 do Hàn Quốc sản xuất.
Cho đến nay, Ba Lan đã chuyển giao 18 khẩu pháo tự hành AHS Crab (con cua) cho Ukraine, như một phần trong khoản viện trợ quân sự của nước này, và Kiev đã quyết định mua thêm 54 khẩu nữa.
Điều đáng chú ý là dù loại lựu pháo tự hành “con cua” này được khẳng định là sản xuất trong nước tại Ba Lan, nhưng thực tế nó lại sử dụng tháp pháo của lựu pháo tự hành AS90 do Anh sản xuất + khung gầm của lựu pháo tự hành K9 của Hàn Quốc + lựu pháo 155 ly do Công ty Rheinmetall của Đức cung cấp. Như vậy có thể nói, tỷ lệ nội địa hóa trong nước kém.
Lựu pháo tự hành AHS Krab đã được Ukraine đặt hàng vào tháng Sáu vừa qua. Không ngoài dự đoán, loại lựu pháo tự hành này đã bị phá hủy hoàn toàn ngay khi vừa tham gia chiến trường; rõ ràng chiến trường Ukraine rất ác liệt.
Ngày 7/6, Thủ tướng Ba Lan Morawiecki cho biết tại một cuộc họp báo rằng, Ba Lan và Ukraine đã ký hợp đồng xuất khẩu vũ khí, hợp đồng này sẽ trở thành một trong những hợp đồng xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Ba Lan trong 30 năm qua, với tổng giá trị gần 3 tỷ Zloty (khoảng 700 triệu USD).
Theo hợp đồng, Ba Lan sẽ bán 56 khẩu pháo tự hành AHS Krab cho Ukraine. Ông Morawiecki cho biết, 18 khẩu AHS Krab đã được chuyển tới Ukraine và đóng vai trò "rất quan trọng" ở chiến trường phía đông.
Vào cuối những năm 1990, Ba Lan bắt đầu phát triển loại lựu pháo tự hành AHS Krab theo chuẩn vũ khí NATO. Để tiết kiệm chi phí, hệ thống vũ khí của loại lựu pháo tự hành giá rẻ AS90, đã được Ba Lan mua từ Vương quốc Anh. Do pháo của Anh đã lạc hậu, nên bán rẻ hơn.
Mặt khác, Ba Lan muốn tự chế tạo khung gầm cho mình nhưng hiệu suất kém do trình độ kỹ thuật thấp, nên đã chuyển sang nhập khẩu khung gầm của lựu pháo tự hành K9 từ Hàn Quốc, để phù hợp với tháp pháo mua từ Mỹ. Hàn Quốc chấp nhận bán lỗ, nên Ba Lan cũng có thể mua khung gầm với giá thấp hơn.
Sau đó, Ba Lan quay sang Rheinmetall của Đức, để mua nòng pháo 155mm đường kính 52 lần cỡ. Thực tế, công nghệ sản xuất nòng pháo là công nghệ cao, ít quốc gia nào có thể làm được, trong khi Rheinmetall lại là nhà sản xuất số 1. Như vậy, Ba Lan cuối cùng đã chế tạo được một khẩu lựu pháo tự hành "nội địa".
Tuy nhiên, chiến trường Nga-Ukraine hiện nay rất ác liệt, vũ khí trang bị tiêu hao nhiều, những vũ khí kỹ thuật quan trọng như lựu pháo tự hành AHS Krab cũng không thể thoát được và đã bị phá hủy chỉ trong vài ngày, kể từ khi có mặt trên chiến trường.
Trong khi đó, số phận pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp cũng không khá khẩm hơn. Sau khi 2 khẩu Caesar bị Nga thu làm chiến lợi phẩm, thì ngày hôm qua, pháo binh Nga tiếp tục phá hủy một khẩu đội Caesar tại khu vực Donetsk. Theo trang tin WarGonzo, khẩu Caesar đã bị hư hại nghiêm trọng.
Theo trang tin WarGonzo tường thuật, một khẩu pháo tự hành Caesar đã bị một UAV của Nga theo dõi liên tục, sau đó một đòn tấn công chính xác đã được thực hiện. Kết quả của một vụ đánh trực diện, khẩu Caesar bị hư hại và không thể sử dụng.
Trên đoạn video được đăng tải, người xem có thể thấy khẩu pháo tự hành Caesar đã chiếm lĩnh xong trận địa và đang chuẩn bị khai hỏa, khi nòng pháo được nâng lên; tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Quân đội Ukraine quá chủ quan, khi triển khai trận địa ở cánh đồng trống.
Trong khi đó, pháo binh Nga tiếp tục hướng phát triển của học thuyết pháo binh Liên Xô, không có nhiều loại pháo tự hành hiện đại như 2S19 mà là các loại pháo tự hành kiểu cũ hơn như 2S1, 2S3, 2S5, 2S7, v.v. rẻ và phong phú. Mặc dù thiếu độ chính xác, nhưng lại là loại thích hợp nhất cho các cuộc chiến tranh tiêu hao quy mô lớn.
Video về khẩu pháo tự hành Caesar của Quân đội Ukraine, được UAV quay lại trước khi bị phá hủy.