Thành lập liên minh phòng thủ riêng EU muốn "rời xa" Mỹ?

Google News

(Kiến Thức) - Việc thành lập lực lượng phòng thủ chung châu Âu được xem là cách EU "thoát" khỏi sự kiểm soát của Mỹ và tái cơ cấu lại lực lượng vũ trang ở một số nước đang trong tình trạng bi đát nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2.

Mỹ xa lánh, châu Âu xích lại gần nhau
Được thành lập với sự khởi xướng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, lực lượng quân sự chung của châu Âu bao gồm sự tham gia của những thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu được ra đời để đối phó với các đe dọa, khủng hoảng về an ninh đối với châu Âu. Hiện tại, đã có 9 nước lớn ở châu Âu cam kết ủng hộ và đóng góp vào lực lượng phòng thủ chung này trong tương lai.
Theo văn kiện được ký kết tại Luxembourg hôm 25/6 vừa rồi, hiện tại đã có Đức, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Estonia, Tây Ban Nhà và Bồ Đào Nha cam kết tham gia hiệp ước này. Tuy nhiên trong tương lai, con số các nước thành viên EU tham gia vào hiệp ước này chắc chắn sẽ còn cao hơn nữa, nhất là trong bối cảnh bất ổn ở châu Âu ngày càng tăng cao và Liên minh châu Âu cùng NATO đang ngày càng bị chia rẽ.
Trước thời của Tổng thống Donald Trump, quân đội các nước thành viên NATO thường ỷ lại vào Mỹ về vấn đề an ninh, quốc phòng. Nguồn ảnh: Getty.
Ý tưởng về một lực lượng phòng thủ chung của riêng châu Âu thực chất đã ra đời từ lâu, tuy nhiên vấn đề này trước đây nhận được rất ít sự chú ý. Chỉ từ khi Tổng thống Mỹ ông Donald Trump lên nắm quyền, việc EU cần một lực lượng phòng thủ riêng biệt không có sự tham gia của Washington mới thực sự là chủ đề được nhiều nước tham gia.
Ngay sau khi lên nắm quyền, ông Donald Trump với chính sách đặt lợi ích của nước Mỹ lên trên hết đã can thiệp cực mạnh vào tiềm lực quân sự của các nước thuộc NATO. Cụ thể, tính tới thời điểm Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, toàn bộ lực lượng NATO không có bất cứ một quốc gia nào chi tiêu đủ 2% GPD ngân sách quốc phòng để đóng góp sức mạnh vào khối phòng thủ chung này.
 Suốt từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay, chi tiêu quốc phòng của các nước thuộc NATO càng ngày càng thấp và tới nay vẫn không có dấu hiệu sẽ tăng lên. Nguồn ảnh: AP.
Việc các nước NATO không chi đủ 2% GDP cho ngân sách quốc phòng được cho là một "thói quen xấu" về việc dựa dẫm vào sức mạnh quân sự của quân đội Mỹ ở châu Âu, nhất là kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và hiệp ước quân sự Warszawa (Vác-sa-va) tan rã, quân đội NATO gần như không còn bất cứ một đối thủ nào ở châu Âu đủ mạnh để các nước EU đổ tiền vào lực lượng vũ trang.
Thêm vào đó, quân đội Mỹ vẫn hiện diện ở châu Âu với rất nhiều căn cứ quân sự, đặc biệt là ở Italia và ở Đức. Chính điều này đã khiến cho các nước NATO cảm thấy "an toàn" vì đối thủ của họ đã không còn còn người bảo trợ của họ vẫn "nằm trơ trơ" ở sân nhà. Rõ ràng là NATO đã thiếu đi một áp lực để họ đầu tư cho quốc phòng suốt kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc tới nay.
Cơ hội mở rộng và cải tổ
So với thời kỳ Chiến tranh Lạnh ở mức đỉnh điểm là vào khoảng thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, Quân đội các nước châu Âu mà đặc biệt là Đức, Anh và Pháp trong thời điểm hiện tại có sức mạnh quân sự kém hơn nhiều.
 Tập trận chung liên tục không khiến sức mạnh của NATO tăng lên. Nguồn ảnh: AP.
Nước Đức - đáng lẽ ra phải có sức mạnh mạnh hơn nhiều so với thời bị chia đôi Đông Đức - Tây Đức giờ đây lại đang là một trong những quốc gia có sức mạnh kém nhấu châu Âu với lực lượng xe tăng, máy bay đều nằm trong tình trạng "bảo dưỡng" gần như 100%. Trong khi đó, binh lính Đức từng được coi là có tính kỷ luật cực kỳ cao giờ đây lại nổi tiếng với việc... biểu tình chống lệnh tập trận vì không chịu làm việc ngoài giờ.
Quân đội Anh trong quá khứ đã từng được mệnh danh là Quân đội của quốc gia mặt trời không bao giờ lặn ngày nay lại chỉ có duy nhất một chiếc tàu sân bay duy nhất vừa mới được hạ thủy hồi năm ngoái và vẫn chưa được hoàn thiện đến nơi đến chốn. Thêm vào đó, quân đội Anh cũng sẽ sớm ra khỏi NATO kèm theo việc nước Anh thoát khỏi Liên Minh châu Âu. Màn chia tay này rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức mạnh của NATO trong tương lai.
Còn Pháp - một gã lãng tử ở châu Âu với rất nhiều lần xin vào NATO rồi lại xin ra hiện giờ là một quốc gia có tình trạng hết sức phức tạp. Người nhập cư ở khắp mọi nơi và bản thân quân đội Pháp cũng đã từng rất vất vả ở Mali, nam Sudan nhưng đều không thu được hiệu quả - đặt ra dấu hỏi lớn về trình độ tác chiến cũng như khả năng tham mưu của lực lượng này.
Với việc thành lập một lực lượng mới, không có sự tham gia của Mỹ và nước Anh hoàn toàn có quyền tham gia dù họ đã tách khỏi liên minh Châu Âu, rõ ràng khối liên minh quân sự mới của các nước đang phát triển này sẽ là một cơ hội lớn để tự bản thân các cường quốc của EU vực lại sức mnhj quân sự của mình. Giờ đây khi không còn Mỹ; Anh, Pháp và Đức sẽ trở thành trụ cột của khối quân sự mới này, buộc các nước kể trên phải cải tổ lại lực lượng quân sự của mình để "xứng danh" anh cả không những về mặt kinh tế mà còn cả về mặt quân sự ở châu Âu.
 Trong tương lai, lực lượng phòng phủ chung của châu Âu hứa hẹn sẽ có sự tham gia của nhiều quốc gia khác ở châu Âu, thậm chí là Nga. Nguồn ảnh: Telegraph.
Chắc chắn sẽ có thêm thành viên
Giống như mọi tổ chức quân sự, chính trị hay kinh tế khác trên thế giới, các quốc gia thành lập sẽ đóng vai trò chủ chốt còn trong tương lai, có thể kể tới một số cái tên ở châu Âu rất có thể sẽ tham gia vào tổ chức này bao gồm Luxembourg - một quốc gia nhỏ bé có quân đội chỉ vài trăm lính, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ,... hay thậm chí cả một vài nước thuộc Liên Xô cũ như Croatia, Ukraine, Litva,...
Nhiều chuyên gia quân sự còn nhận định rằng không loại trừ khả năng Nga cũng sẽ tham gia vào tổ chức này. Điều này là hoàn toàn có thể vì tổ chức quân sự mới do Pháp khởi xướng được thành lập ra với mục tiêu là đảm bảo an toàn, an ninh ở EU trước vấn nạn khủng bố, bài trừ sắc tộc hay tôn giáo đang ngày càng gia tăng chứ không để nhắm vào bất cứ một quốc gia nào. Khi đó, Nga hoàn toàn có thừa tư cách để tham gia và thậm chí có thể trở thành "anh cả" của cả châu Âu với sức mạnh quân sự khổng lồ và kinh nghiệm chống khủng bố, đảm bảo an ninh dày dặn của mình.

Mời độc giả xem Video: Lực lượng đặc nhiệm của NATO. Nguồn: @MilitaryForcesXXICentury.

Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)