Tàu ngầm hạt nhân Mỹ chiếc USS San Francisco là chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp San Francisco của Hải quân Mỹ. Tàu được xây dựng từ những năm 1970 của thế kỷ trước. Có tổng cộng 62 chiếc tàu ngầm thuộc loại này được hoàn thiện trong giai đoạn từ 1970 tới 1996, hiện nay trong biên chế của lực lượng Hải quân Mỹ vẫn còn 39 chiếc tàu ngầm loại này phục vụ.
|
Tàu ngầm hạt nhân USS San Francisco sau vụ tai nạn. Ảnh: Warhistory. |
Vụ tai nạn
Ngày 8/1/2005, tàu ngầm hạt nhân USS San Francisco đã gặp vụ tai nạn đâm vào đá ngầm ở vùng biển cách quần đảo Guam 570 km về hướng Nam. Khi đó, tàu USS San Francisco đang trên đường di chuyển từ Guam tới Úc trong một chuyến viếng thăm.
Trước khi vụ tai nạn xảy ra, để kiểm tra khả năng tác chiến của các thủy thủ đoàn trên tàu, thuyền trưởng tàu USS San Francisco đã ra lệnh báo động mức cao nhất, tất cả 137 thủy thủ đoàn và sỹ quan trên tàu phải vào vị trí chiến đấu ngay lập tức và tàu hướng xuống độ sâu 160 mét-độ sâu an toàn lớn nhất tàu có thể lặn được với tốc độ nhanh nhất của tàu, khoảng 64 km/h.
Độ sâu trong khu vực tàu USS San Francisco thực hiện màn kiểm tra tác chiến đã được xác định lớn hơn 160 mét, nghĩa là lớn hơn độ sâu an toàn tối đa tàu có thể lặn xuống được. Tuy nhiên, một mỏm núi đá ngầm dưới lòng biển đã nhô cao lên và các thiết bị định vị trên tàu không nhận ra được điều này, hậu quả là tàu USS San Francisco đã đâm thẳng vào mỏm núi đá ngầm này ở tốc độ cao nhất.
Vụ tai nạn làm biến dạng hoàn toàn phần mũi tàu, tuy nhiên thân tàu lại hoàn toàn không bị ảnh hưởng, lò phản ứng hạt nhân cũng không bị hưu hại. Những bộ phận bị hỏng hóc nặng nhất trên tàu bao gồm hệ thống định vị sóng âm Sonar và hệ thống bình khí nén.
Hệ thống bình khí nén là nơi dự trữ trí nén áp suất cao. Khi tàu lặn, nước được bơm vào các khoang chứa xung quanh tàu, muốn nổi lên, hệ thống khí nén áp suất cao sẽ được bơm vào các khoang chứa, đẩy nước ra ngoài tạo thành những cái phao kéo tàu nổi lên. Việc hệ thống bình khí nén của tàu bị hư hại đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nổi lên của tàu khiến nó không thể nổi lên được.
Tổng cộng đã có 98 thủy thủ đoàn bị thương trong cú va chạm, phần lớn thương tích là do va đập mạnh vào các thiết bị trên tàu. Một trường hợp duy nhất tử vong được ghi nhận lại ở thủy thủ Joseph Allen Ashley khi anh bị đập đầu mạnh vào thành tàu và tử vong một ngày sau đó.
Việc bình khí nén ở mũi tàu bị hư hỏng nặng đã khiến một lượng lớn khí nén dự trữ trên tàu bị dò ra ngoài, khiến con tàu không thể nổi lên như bình thường được. Mặc dù tàu vẫn còn một hệ thống bình khí nén dự phòng đặt phía đuôi tàu và hoàn toàn không bị hư hại, tuy nhiên vụ va chạm đã khiến hệ thống van ống dẫn khí nén trên tàu bị hỏng hóc, khiến việc bơm khí nén từ đuôi tàu vào các khoang chứa ở thân tàu diễn ra rất khó khăn.
Những thủy thủ trên tàu ngầm USS San Francisco, dù bị thương tích đầy mình đã phải cố gắng gượng sửa chữa lại hệ thống dẫn khí trên tàu để giúp nó có thể nổi lên được. May mắn là chỉ mất một tiếng sửa chữa, các đường ống khí đã thông và tàu bắt đầu được nổi lên một cách từ từ.
Khi lên đến mặt nước, tàu ngầm USS San Francisco phát tín hiệu cấp cứu tuy nhiên phát hiện ra mình đang ở giữa đại dương và con tàu gần nhất cũng mất tới 1 ngày mới có thể tới được vị trí của họ. Một cuộc chiến nữa lại được bắt đầu khi hàng trăm thủy thủ với thương tích đầy mình phải cố gắng sửa chữa hệ thống máy và hệ thống điện đã bị hư hỏng để con tàu có thể tiếp tục hoạt động.
Một điều nữa, đó là lúc này thủy thủ Ashley vẫn còn sống và anh đang bị thương nặng, các thủy thủ trên tàu ngầm USS San Francisco phải sửa chữa tàu thật nhanh để có thể di chuyển vào gần bở-trong tầm máy bay để trực thăng có thể bay ra đón Ashley vào bờ.
Quá trình sửa chữa tàu và quay trở lại đảo Guam mất tới 52 tiếng đồng hồ, trong thời gian đó, Ashley đã qua đời. Tàu ngầm USS San Francisco có thể di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 64 km/h, tuy nhiên sau cú va chạm nó đã hỏng nặng và chỉ di chuyển được với tốc độ "rùa bò" khoảng 10 km/h.
Lỗi thuộc về ai?
Quá trình điều tra của Hải quân Mỹ đã phát hiện ra vụ tai nạn thảm khốc của tàu ngầm hạt nhân USS San Francisco xảy ra là do sai sót của sỹ quan chỉ huy Kevin Mooney khi ông đã có sự suy đoán sai sót dẫn tới việc cho tàu lặn xuống độ sâu lớn nhất khi chưa có được các thông tin chính xác về địa hình đáy biển trong khu vực. Tuy vậy, ông chỉ bị khiển trách và cách chức chỉ huy chứ không bị truy tố về cái chế của Ashley.
Ngoài ra, còn có 6 thủy thủ khác bị khiển trách về việc thiếu thận trọng trong khi làm nhiệm vụ và bị giáng cấp. Sau khi xem xét kỹ, Hải quân Mỹ quyết định trai huân chương khen thưởng cho 12 sỹ quan và thủy thủ đã có đóng góp rất lớn trong việc đưa tàu USS San Francisco trở lại hoạt động và quay vào bờ an toàn.
|
Tàu ngầm USS San Francisco trong quá trình sửa chữa. Ảnh: Warhistory. |
Hư hỏng trên tàu USS San Francisco là quá nặng, việc sửa chữa sẽ tốn rất tốn kém nên Hải quân Mỹ và mất rất nhiều thời gian dù tàu USS San Francisco trước đó đã được nhận định là có thể hoạt động đến năm 2017. Tàu USS Honolulu vốn đã được dự kiến cho về hưu từ năm 2007 nhưng sau đó đã được đưa vào tiếp tục hoạt động thay thế cho vị trí của tàu USS San Francisco.
Việc đưa tàu USS Honolulu vào hoạt động thế chỗ cho USS San Francisco đòi hỏi phải bảo dưỡng toàn diện tàu USS Honolulu và tái nạp nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân đã tốn của Hải quân Mỹ 170 triệu USD.
|
USS San Francisco quay trở lại biển khơi. Ảnh: Wiki. |
Trong khí đó, tàu USS San Francisco phải tiến hành sửa chữa trong vòng 4 năm rưỡi, đến tháng 4/2009, nó mới có thể quay trở lại hoạt động bình thường.