Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới lớp Typhoon hay còn có tên là tàu ngầm Đề án 941 Akula của Nga vừa được gửi từ vùng biển Barents tới Baltic, ngay sát cạnh với Na-uy và Đan Mạch. Nguồn ảnh: Dailymail.Đây được coi là một trong những động thái của Nga để đáp trả Mỹ về việc Mỹ và NATO đã triển khai lực lượng thiết giáp và quân đội tới các khu vực cực kỳ nhạy cảm ngay sát vách với Nga. Nguồn ảnh: Dailymail.Tàu ngầm hạt nhân Đề án 941 Akula là quân bài chiến lược của Nga, được xây dựng từ năm 1981 dưới thời Liên Xô, tổng cộng đã có 7 chiếc tàu ngầm khổng lồ loại này được hoàn thiện, tuy nhiên đến nay chỉ còn duy nhất một chiếc còn tiếp tục hoạt động. Đây là một trong những thứ vũ khí chiến lược hiếm hoi của Nga mà Mỹ không có loại nào tương tự. Nguồn ảnh: Dailymail.Chiếc tàu ngầm lớn nhất lịch sử này có độ giãn nước khi nổi khoảng 24,5 nghìn tấn, khi lặn khoảng 48 nghìn tấn. Độ dài thân tàu đạt 175 mét, lườn tàu rộng 23 mét, mớm nước khi nổi 12 mét. Tàu có biên chế thủy thủ đoàn 160 người và có khả năng lặn liên tục trong vòng 120 ngày không nổi. Nguồn ảnh: Dailymail.Độ sâu tối đa mà con tàu này từng thử nghiệm trước đây vào khoảng 400 mét, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng với thiết kế của chiếc Đề án 941, nó có khả năng lặn xuống độ sâu khoảng 600 mét thậm chí hơn. Trên thực tế thì con tàu này chỉ cần lặn xuống độ sâu khoảng 300 mét là đã mất tích trên mọi loại hệ thống định vị của đối phương. Nguồn ảnh: Dailymail.Điều khiến Mỹ và NATO phải ghê sợ chiếc tàu ngầm hạt nhân khổng lồ này trong thời gian chiến tranh lạnh, đó là nó có khả năng mang 20 tên lửa đạn đạo phủ đầu toàn bộ châu Âu và Mỹ chỉ trong phút chốc và hãy nhớ rằng Liên Xô từng có 7 con tàu loại này. Nguồn ảnh: Dailymail.Tàu sử dụng năng lượng từ một động cơ hạt nhân cung cấp nhiệt cho hai lò hơi tạo ra công suất máy tối đa khoảng 112.000 mã lực tổng cộng giúp con tàu này di chuyển được với vận tốc tối đa khoảng 22 hải lý trên giờ khi nổi tương đương với khoảng 44 km/h và khoảng 27 hải lý trên giờ khi lặn tương đương với khoảng 50 km/h. Nguồn ảnh: Dailymail.Với số lượng vũ khí mang theo thuộc vào hàng khổng lồ, kèm theo đó là khả năng lặn sâu, biến mất hoàn toàn khỏi các thiết bị trinh sát, theo dõi của đối phương, rõ ràng việc Nga đưa chiếc tàu ngầm lớn nhất thế giới này áp sát vùng biển Baltic sẽ như cắm một cái gai vào trong mắt của Mỹ và NATO. Nguồn ảnh: Wiki.Mặc dù vậy, phía NATO vẫn chưa đưa ra bất cứ nhận định nào. Người đứng đầu lực lượng quốc phòng Lithuania - một quốc gia thuộc vùng biển Baltic vẫn khẳng định quân số của NATO tại nước này vẫn sẽ được tăng thêm trong thời gian sắp tới. Nguồn ảnh: Wiki.
Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới lớp Typhoon hay còn có tên là tàu ngầm Đề án 941 Akula của Nga vừa được gửi từ vùng biển Barents tới Baltic, ngay sát cạnh với Na-uy và Đan Mạch. Nguồn ảnh: Dailymail.
Đây được coi là một trong những động thái của Nga để đáp trả Mỹ về việc Mỹ và NATO đã triển khai lực lượng thiết giáp và quân đội tới các khu vực cực kỳ nhạy cảm ngay sát vách với Nga. Nguồn ảnh: Dailymail.
Tàu ngầm hạt nhân Đề án 941 Akula là quân bài chiến lược của Nga, được xây dựng từ năm 1981 dưới thời Liên Xô, tổng cộng đã có 7 chiếc tàu ngầm khổng lồ loại này được hoàn thiện, tuy nhiên đến nay chỉ còn duy nhất một chiếc còn tiếp tục hoạt động. Đây là một trong những thứ vũ khí chiến lược hiếm hoi của Nga mà Mỹ không có loại nào tương tự. Nguồn ảnh: Dailymail.
Chiếc tàu ngầm lớn nhất lịch sử này có độ giãn nước khi nổi khoảng 24,5 nghìn tấn, khi lặn khoảng 48 nghìn tấn. Độ dài thân tàu đạt 175 mét, lườn tàu rộng 23 mét, mớm nước khi nổi 12 mét. Tàu có biên chế thủy thủ đoàn 160 người và có khả năng lặn liên tục trong vòng 120 ngày không nổi. Nguồn ảnh: Dailymail.
Độ sâu tối đa mà con tàu này từng thử nghiệm trước đây vào khoảng 400 mét, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng với thiết kế của chiếc Đề án 941, nó có khả năng lặn xuống độ sâu khoảng 600 mét thậm chí hơn. Trên thực tế thì con tàu này chỉ cần lặn xuống độ sâu khoảng 300 mét là đã mất tích trên mọi loại hệ thống định vị của đối phương. Nguồn ảnh: Dailymail.
Điều khiến Mỹ và NATO phải ghê sợ chiếc tàu ngầm hạt nhân khổng lồ này trong thời gian chiến tranh lạnh, đó là nó có khả năng mang 20 tên lửa đạn đạo phủ đầu toàn bộ châu Âu và Mỹ chỉ trong phút chốc và hãy nhớ rằng Liên Xô từng có 7 con tàu loại này. Nguồn ảnh: Dailymail.
Tàu sử dụng năng lượng từ một động cơ hạt nhân cung cấp nhiệt cho hai lò hơi tạo ra công suất máy tối đa khoảng 112.000 mã lực tổng cộng giúp con tàu này di chuyển được với vận tốc tối đa khoảng 22 hải lý trên giờ khi nổi tương đương với khoảng 44 km/h và khoảng 27 hải lý trên giờ khi lặn tương đương với khoảng 50 km/h. Nguồn ảnh: Dailymail.
Với số lượng vũ khí mang theo thuộc vào hàng khổng lồ, kèm theo đó là khả năng lặn sâu, biến mất hoàn toàn khỏi các thiết bị trinh sát, theo dõi của đối phương, rõ ràng việc Nga đưa chiếc tàu ngầm lớn nhất thế giới này áp sát vùng biển Baltic sẽ như cắm một cái gai vào trong mắt của Mỹ và NATO. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù vậy, phía NATO vẫn chưa đưa ra bất cứ nhận định nào. Người đứng đầu lực lượng quốc phòng Lithuania - một quốc gia thuộc vùng biển Baltic vẫn khẳng định quân số của NATO tại nước này vẫn sẽ được tăng thêm trong thời gian sắp tới. Nguồn ảnh: Wiki.