Trong những năm 1920-1930, thiết kế xe tăng hạng nặng đa tháp pháo trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và được quân đội nhiều nước Châu Âu đưa vào sử dụng. Trước xu thế đó Quân đội Đức cũng muốn sở hữu một chiếc xe tăng như vậy, tuy nhiên tham vọng của họ lại bị Hiệp ước Versailles mà Đức phải ký kết sau Chiến tranh Thế giới thứ 1 ràng buộc. Nguồn ảnh: Imperial War Museum.Và ngay sau khi Hitler lên nắm quyền, dưới sự hỗ trợ của chính quyền phát xít, Quân đội Đức bắt đầu chế tạo xe tăng hạng nặng đầu tiên của nước này với tên gọi Neubaufahrzeug. Dĩ nhiên thiết kế của nó chú trọng vào việc được trang bị nhiều tháp pháo. Để lách luật Hiệp ước Versailles, thay vì chế tạo xe tăng Đức lại giới thiệu Neubaufahrzeug như là một mẫu máy kéo công nghiệp với tên gọi là “Großtraktor”. Nguồn ảnh: Pinterest.Quân đội Đức giao kế hoạch phát triển Neubaufahrzeug cho hai công ty chế tạo máy hàng đầu của nước này là Rheinmetall và Krupp. Nguồn tư liệu kỹ thuật quý giá về xe tăng hạng nặng Vickers A1E1 của Anh mà Đức có được từ điệp viên tại Anh đã giúp nước này nhanh chóng cho ra một thiết kế cơ bản của Neubaufahrzeug. Nguồn ảnh: history.jpNguyên mẫu Neubaufahrzeug đầu tiên của Rheinmetall và Krupp khá giống nhau và chỉ khác biệt mỗi hệ thống vũ khí. Theo đó nguyên mẫu Neubaufahrzeug của Rheinmetall được trang bị pháo chính 75mm KwK L/24 và pháo đồng trục 37mm KwK L/45, trong khi đó nguyên mẫu của Krupp chỉ được trang bị pháo 75mm KwK L/24 và súng máy hạng nặng. Nguồn ảnh: War Thunder.Thiết kế Neubaufahrzeug của Rheinmetall được định là PzKpfw NbFz V còn Krupp là PzKpfw NbFz VI và chúng là các xe tăng hạng nặng duy nhất của Quân đội Đức khi đó. Tuy nhiên trong quá trình thử nghiệm hầu hết các nguyên mẫu Neubaufahrzeug đều tỏ ra không phù hợp với vai trò này khi thiết kế của chúng quá phức tạp và hoàn toàn không đáng tin cậy. Nguồn ảnh: War Thunder.Đến năm 1936, Neubaufahrzeug chỉ mới được chế tạo khoảng 5 nguyên mẫu trong đó Rheinmetall có hai chiếc và số còn lại là của Krupp. Nhìn chung kế hoạch phát triển xe tăng hạng nặng đầu tiên của Đức đã thất bại với Neubaufahrzeug, tuy nhiên họ lại rút ra được bài học với xe tăng đa tháp pháo và việc trang bị nhiều tháp pháo không hề giúp xe tăng trở nên mạnh hơn. Nguồn ảnh: World War.Dù không thành công với xe tăng hạng nặng Neubaufahrzeug, nhưng Đức vẫn quyết định sử dụng mẫu xe tăng này như một công cụ tuyên truyền về sự trở lại của ngành công nghiệp quốc phòng Đức trong cuối những năm 1930. Vai trò này càng được mở rộng khi Đức bắt đầu xâm lược Na Uy và dĩ nhiên đi đầu là những chiếc Neubaufahrzeug. Nguồn ảnh: World War. Xe tăng hạng nặng Neubaufahrzeug do Rheinmetall chế tạo có trọng lượng lên đến 23.4 tấn và dài 6.6m, bề ngang của nó gần 2.2m và cao gần 3m. Để vận hành cỗ máy chiến tranh này cần tới kíp chiến đấu gồm 6 binh sĩ. Nguồn ảnh: World War.Động cơ chính của Neubaufahrzeug là BMW Va hoặc Maybach HL 108 TR do chúng được phát triển thành nhiều nguyên mẫu khác nhau nên hệ thống động cơ cũng không được cố định. Dù vậy hệ thống động cơ nào của Neubaufahrzeug cũng đều có công suất xấp xỉ 300 mã lực. Nguồn ảnh: World War.Giáp bảo vệ của Neubaufahrzeug có lẽ là điều đáng thất vọng nhất trên dòng xe tăng hạng nặng này khi chúng chỉ dày từ 13-20mm. Với lớp bảo vệ như vậy Neubaufahrzeug hoàn toàn không thể chống đỡ được các loại pháo trên 76mm của Anh hay Pháp. Nguồn ảnh: World War.Neubaufahrzeug như là một lô cốt di động hơn là một chiếc xe tăng, khi ngoài tháp pháo chính trang bị pháo 75mm KwK L/24 và pháo đồng trục 37mm KwK L/45, nó còn được trang bị hai tháp pháo phụ có thiết kế gần như những chiếc xe tăng Panzer I với súng máy 7.92mm Maschinengewehr 13/34. Nguồn ảnh: World War.Như trong ảnh ta có thể thấy bố trí kíp chiến đấu bên trong Neubaufahrzeug với một chỉ huy, một lái xe, hai xạ thủ súng máy ở hai tháp pháo phụ, còn ở tháp pháo chính là một xạ thủ và một nạp đạn. Khoang động cơ của xe tăng được đặt khá xa vị trí của khoang chính khiến kích của xe tăng bị kéo dài một phần do kích thước động cơ quá lớn. Nguồn ảnh: War Thunder.Cuộc chiến duy nhất mà Neubaufahrzeug tham gia là ở Na Uy, tuy nhiên nó lại có thành tích khá tệ ở đây khi bị bắn hạ bởi một khẩu súng trường chống tăng 14.3mm Boys của Quân đội Anh gần một thị trấn nhỏ của Balberg ở cuối phía nam của thung lũng Gudbrandsdalen, Na Uy. Vụ tấn công trên chỉ khiến một thành viên kíp chiến đấu Neubaufahrzeug thiệt mạng nhưng cũng nói lên được hệ thống giáp bảo vệ yếu kém của chiếc xe tăng này. Nguồn ảnh: War Thunder.Sau các chiến dịch quân sự của Đức tại Na Uy kết thúc Neubaufahrzeug bị đem đi tiêu hủy hoặc tháo dỡ vào năm 1941, có nhiều thông tin cho rằng nó vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi Đức xâm lược Liên Xô và bị tiêu diệt bởi những chiếc BT-7 ở chiến trường Ukraine. Nguồn ảnh: panzer-modell.Dù Neubaufahrzeug không gặt hái mấy thành công trong Quân đội Đức nhưng nó vẫn được xem là nền tảng đầu tiên để Đức tái cơ cấu và xây dựng lại lực lượng tăng thiết giáp của mình. Hay nói đúng hơn họ biết thay đổi trước thất của Neubaufahrzeug và khắc phục nó một cách sớm nhất chứ không quá muộn như Pháp hay Liên Xô và điều này một phần nào đó đã giúp nước Đức sở hữu lực lượng xe tăng mạnh nhất trong CTTG 2. Nguồn ảnh: War Thunder.
Trong những năm 1920-1930, thiết kế xe tăng hạng nặng đa tháp pháo trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và được quân đội nhiều nước Châu Âu đưa vào sử dụng. Trước xu thế đó Quân đội Đức cũng muốn sở hữu một chiếc xe tăng như vậy, tuy nhiên tham vọng của họ lại bị Hiệp ước Versailles mà Đức phải ký kết sau Chiến tranh Thế giới thứ 1 ràng buộc. Nguồn ảnh: Imperial War Museum.
Và ngay sau khi Hitler lên nắm quyền, dưới sự hỗ trợ của chính quyền phát xít, Quân đội Đức bắt đầu chế tạo xe tăng hạng nặng đầu tiên của nước này với tên gọi Neubaufahrzeug. Dĩ nhiên thiết kế của nó chú trọng vào việc được trang bị nhiều tháp pháo. Để lách luật Hiệp ước Versailles, thay vì chế tạo xe tăng Đức lại giới thiệu Neubaufahrzeug như là một mẫu máy kéo công nghiệp với tên gọi là “Großtraktor”. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quân đội Đức giao kế hoạch phát triển Neubaufahrzeug cho hai công ty chế tạo máy hàng đầu của nước này là Rheinmetall và Krupp. Nguồn tư liệu kỹ thuật quý giá về xe tăng hạng nặng Vickers A1E1 của Anh mà Đức có được từ điệp viên tại Anh đã giúp nước này nhanh chóng cho ra một thiết kế cơ bản của Neubaufahrzeug. Nguồn ảnh: history.jp
Nguyên mẫu Neubaufahrzeug đầu tiên của Rheinmetall và Krupp khá giống nhau và chỉ khác biệt mỗi hệ thống vũ khí. Theo đó nguyên mẫu Neubaufahrzeug của Rheinmetall được trang bị pháo chính 75mm KwK L/24 và pháo đồng trục 37mm KwK L/45, trong khi đó nguyên mẫu của Krupp chỉ được trang bị pháo 75mm KwK L/24 và súng máy hạng nặng. Nguồn ảnh: War Thunder.
Thiết kế Neubaufahrzeug của Rheinmetall được định là PzKpfw NbFz V còn Krupp là PzKpfw NbFz VI và chúng là các xe tăng hạng nặng duy nhất của Quân đội Đức khi đó. Tuy nhiên trong quá trình thử nghiệm hầu hết các nguyên mẫu Neubaufahrzeug đều tỏ ra không phù hợp với vai trò này khi thiết kế của chúng quá phức tạp và hoàn toàn không đáng tin cậy. Nguồn ảnh: War Thunder.
Đến năm 1936, Neubaufahrzeug chỉ mới được chế tạo khoảng 5 nguyên mẫu trong đó Rheinmetall có hai chiếc và số còn lại là của Krupp. Nhìn chung kế hoạch phát triển xe tăng hạng nặng đầu tiên của Đức đã thất bại với Neubaufahrzeug, tuy nhiên họ lại rút ra được bài học với xe tăng đa tháp pháo và việc trang bị nhiều tháp pháo không hề giúp xe tăng trở nên mạnh hơn. Nguồn ảnh: World War.
Dù không thành công với xe tăng hạng nặng Neubaufahrzeug, nhưng Đức vẫn quyết định sử dụng mẫu xe tăng này như một công cụ tuyên truyền về sự trở lại của ngành công nghiệp quốc phòng Đức trong cuối những năm 1930. Vai trò này càng được mở rộng khi Đức bắt đầu xâm lược Na Uy và dĩ nhiên đi đầu là những chiếc Neubaufahrzeug. Nguồn ảnh: World War.
Xe tăng hạng nặng Neubaufahrzeug do Rheinmetall chế tạo có trọng lượng lên đến 23.4 tấn và dài 6.6m, bề ngang của nó gần 2.2m và cao gần 3m. Để vận hành cỗ máy chiến tranh này cần tới kíp chiến đấu gồm 6 binh sĩ. Nguồn ảnh: World War.
Động cơ chính của Neubaufahrzeug là BMW Va hoặc Maybach HL 108 TR do chúng được phát triển thành nhiều nguyên mẫu khác nhau nên hệ thống động cơ cũng không được cố định. Dù vậy hệ thống động cơ nào của Neubaufahrzeug cũng đều có công suất xấp xỉ 300 mã lực. Nguồn ảnh: World War.
Giáp bảo vệ của Neubaufahrzeug có lẽ là điều đáng thất vọng nhất trên dòng xe tăng hạng nặng này khi chúng chỉ dày từ 13-20mm. Với lớp bảo vệ như vậy Neubaufahrzeug hoàn toàn không thể chống đỡ được các loại pháo trên 76mm của Anh hay Pháp. Nguồn ảnh: World War.
Neubaufahrzeug như là một lô cốt di động hơn là một chiếc xe tăng, khi ngoài tháp pháo chính trang bị pháo 75mm KwK L/24 và pháo đồng trục 37mm KwK L/45, nó còn được trang bị hai tháp pháo phụ có thiết kế gần như những chiếc xe tăng Panzer I với súng máy 7.92mm Maschinengewehr 13/34. Nguồn ảnh: World War.
Như trong ảnh ta có thể thấy bố trí kíp chiến đấu bên trong Neubaufahrzeug với một chỉ huy, một lái xe, hai xạ thủ súng máy ở hai tháp pháo phụ, còn ở tháp pháo chính là một xạ thủ và một nạp đạn. Khoang động cơ của xe tăng được đặt khá xa vị trí của khoang chính khiến kích của xe tăng bị kéo dài một phần do kích thước động cơ quá lớn. Nguồn ảnh: War Thunder.
Cuộc chiến duy nhất mà Neubaufahrzeug tham gia là ở Na Uy, tuy nhiên nó lại có thành tích khá tệ ở đây khi bị bắn hạ bởi một khẩu súng trường chống tăng 14.3mm Boys của Quân đội Anh gần một thị trấn nhỏ của Balberg ở cuối phía nam của thung lũng Gudbrandsdalen, Na Uy. Vụ tấn công trên chỉ khiến một thành viên kíp chiến đấu Neubaufahrzeug thiệt mạng nhưng cũng nói lên được hệ thống giáp bảo vệ yếu kém của chiếc xe tăng này. Nguồn ảnh: War Thunder.
Sau các chiến dịch quân sự của Đức tại Na Uy kết thúc Neubaufahrzeug bị đem đi tiêu hủy hoặc tháo dỡ vào năm 1941, có nhiều thông tin cho rằng nó vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi Đức xâm lược Liên Xô và bị tiêu diệt bởi những chiếc BT-7 ở chiến trường Ukraine. Nguồn ảnh: panzer-modell.
Dù Neubaufahrzeug không gặt hái mấy thành công trong Quân đội Đức nhưng nó vẫn được xem là nền tảng đầu tiên để Đức tái cơ cấu và xây dựng lại lực lượng tăng thiết giáp của mình. Hay nói đúng hơn họ biết thay đổi trước thất của Neubaufahrzeug và khắc phục nó một cách sớm nhất chứ không quá muộn như Pháp hay Liên Xô và điều này một phần nào đó đã giúp nước Đức sở hữu lực lượng xe tăng mạnh nhất trong CTTG 2. Nguồn ảnh: War Thunder.