Chiến tranh Thế giới thứ 2 có lẽ là giai đoạn công nghệ chế tạo xe tăng phát triển vượt bậc nhất cả về lượng lẫn chất với chỉ sau khoảng 30 năm xuất hiện trên thế giới. Bên cạnh những thành công đó không thể không kể đến những dây chuyền lắp ráp và nhà máy chế tạo xe tăng hoạt động ngày đêm giúp quân Đồng Minh giải phóng thế giới khỏi chủ nghĩa phát xít và quân phiệt. Nguồn ảnh: War History.Đức là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêu chuẩn hóa các dây chuyền sản xuất xe tăng giúp quá trình sản xuất trở nên nhanh hơn, tuy nhiên với nguồn lực hạn chế họ không thể nào đối đầu với tiềm lực vô tận của quân Đồng Minh. Trong ảnh là một nhà máy xe tăng Đức được chụp vào năm 1940. Nguồn ảnh: War History.Và đại công trường của thế giới khi đó là Mỹ cũng không kém cạnh gì với các nhà máy xe tăng khổng lồ của mình, chúng không chỉ cung cấp xe tăng cho Quân đội Mỹ mà còn nhiều nước đồng minh khác từ Anh, Pháp cho đến cả Liên Xô. Nguồn ảnh: War History.Trong ảnh là nhà máy tăng thiết giáp Chrysler - nơi những chiếc xe tăng hạng nặng M3 Lee của Mỹ được ra đời và được gửi đi khắp các chiến trường ở Châu Âu và cả Châu Á. Nguồn ảnh: War History.Hình ảnh xe tăng Panzer III của Đức di chuyển ra khỏi xưởng chế tạo sau khi được hoàn thiện. Bên cạnh nó là một núi bánh xích tải dành cho những chiếc xe tăng trong tương lai. Bức ảnh này được chụp vào năm 1942. Nguồn ảnh: War History.Còn đây lại là nơi pháo tự hành Sturmgeschütz III (StuG III) của Đức được chế tạo, có hơn 10.000 chiếc StuG III được chế tạo trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: War History.Trong ảnh là phần khung gầm đang được gia công của một chiếc xe tăng Tiger huyền thoại của tăng thiết giáp Đức trong CTTG 2. Bức ảnh này được chụp vào năm 1944. Nguồn ảnh: War History.Ở một góc khác cũng của nhà máy này là một chiếc Tiger khác đã được hoàn thiện chờ được xuất xưởng. Nguồn ảnh: War History.Số lượng xe tăng Tiger của Đức trong CTTG 2 khá khiêm tốn chỉ hơn 1.300 chiếc và chừng đó thực sự là không đủ để giúp Berlin có thể đánh bại Moscow hay Washington. Nguồn ảnh: War History.Xe tăng Tiger cũng được xem là tinh hoa của công nghệ chế tạo xe tăng Đức nhưng nó cũng không thực sự như bề ngoài đáng sợ của mình. Nguồn ảnh: War History.Dù chịu tổn thất nặng nề trong CTTG 2 nhưng Liên Xô vẫn là một trong những quốc gia sở hữu số lượng xe tăng nhiều nhất cuộc chiến, với hàng trăm nhà máy hoạt động ngày đêm không ngừng nghỉ. Nguồn ảnh: War History.Trong ảnh là một nhà máy sản xuất tăng thiết giáp của Liên Xô với pháo tự hành hạng nặng ISU-152 trong CTTG 2. Nguồn ảnh: War History.ISU-152 được xem là một con quái vật trên chiến trường với sức mạnh hỏa lực áp đảo mọi loại xe tăng của Đức khi đó, nó được trang bị pháo chính tới 152mm với tầm bắn có thể đạt 18.000m. Nguồn ảnh: War History.Và cuối cùng không thể không nhắc đến những chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô trong CTTG 2 một trong những vũ khí giúp hồng quân đánh bại phát xít Đức. Nguồn ảnh: War History.
Chiến tranh Thế giới thứ 2 có lẽ là giai đoạn công nghệ chế tạo xe tăng phát triển vượt bậc nhất cả về lượng lẫn chất với chỉ sau khoảng 30 năm xuất hiện trên thế giới. Bên cạnh những thành công đó không thể không kể đến những dây chuyền lắp ráp và nhà máy chế tạo xe tăng hoạt động ngày đêm giúp quân Đồng Minh giải phóng thế giới khỏi chủ nghĩa phát xít và quân phiệt. Nguồn ảnh: War History.
Đức là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêu chuẩn hóa các dây chuyền sản xuất xe tăng giúp quá trình sản xuất trở nên nhanh hơn, tuy nhiên với nguồn lực hạn chế họ không thể nào đối đầu với tiềm lực vô tận của quân Đồng Minh. Trong ảnh là một nhà máy xe tăng Đức được chụp vào năm 1940. Nguồn ảnh: War History.
Và đại công trường của thế giới khi đó là Mỹ cũng không kém cạnh gì với các nhà máy xe tăng khổng lồ của mình, chúng không chỉ cung cấp xe tăng cho Quân đội Mỹ mà còn nhiều nước đồng minh khác từ Anh, Pháp cho đến cả Liên Xô. Nguồn ảnh: War History.
Trong ảnh là nhà máy tăng thiết giáp Chrysler - nơi những chiếc xe tăng hạng nặng M3 Lee của Mỹ được ra đời và được gửi đi khắp các chiến trường ở Châu Âu và cả Châu Á. Nguồn ảnh: War History.
Hình ảnh xe tăng Panzer III của Đức di chuyển ra khỏi xưởng chế tạo sau khi được hoàn thiện. Bên cạnh nó là một núi bánh xích tải dành cho những chiếc xe tăng trong tương lai. Bức ảnh này được chụp vào năm 1942. Nguồn ảnh: War History.
Còn đây lại là nơi pháo tự hành Sturmgeschütz III (StuG III) của Đức được chế tạo, có hơn 10.000 chiếc StuG III được chế tạo trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: War History.
Trong ảnh là phần khung gầm đang được gia công của một chiếc xe tăng Tiger huyền thoại của tăng thiết giáp Đức trong CTTG 2. Bức ảnh này được chụp vào năm 1944. Nguồn ảnh: War History.
Ở một góc khác cũng của nhà máy này là một chiếc Tiger khác đã được hoàn thiện chờ được xuất xưởng. Nguồn ảnh: War History.
Số lượng xe tăng Tiger của Đức trong CTTG 2 khá khiêm tốn chỉ hơn 1.300 chiếc và chừng đó thực sự là không đủ để giúp Berlin có thể đánh bại Moscow hay Washington. Nguồn ảnh: War History.
Xe tăng Tiger cũng được xem là tinh hoa của công nghệ chế tạo xe tăng Đức nhưng nó cũng không thực sự như bề ngoài đáng sợ của mình. Nguồn ảnh: War History.
Dù chịu tổn thất nặng nề trong CTTG 2 nhưng Liên Xô vẫn là một trong những quốc gia sở hữu số lượng xe tăng nhiều nhất cuộc chiến, với hàng trăm nhà máy hoạt động ngày đêm không ngừng nghỉ. Nguồn ảnh: War History.
Trong ảnh là một nhà máy sản xuất tăng thiết giáp của Liên Xô với pháo tự hành hạng nặng ISU-152 trong CTTG 2. Nguồn ảnh: War History.
ISU-152 được xem là một con quái vật trên chiến trường với sức mạnh hỏa lực áp đảo mọi loại xe tăng của Đức khi đó, nó được trang bị pháo chính tới 152mm với tầm bắn có thể đạt 18.000m. Nguồn ảnh: War History.
Và cuối cùng không thể không nhắc đến những chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô trong CTTG 2 một trong những vũ khí giúp hồng quân đánh bại phát xít Đức. Nguồn ảnh: War History.