Thương vụ vũ khí hạng nặng này được công bố bởi Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) hôm 10/8, bản hợp đồng dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 30/12/2020 - đến khi đó Romania sẽ sở hữu một trong những loại pháo phản lực hạng nặng và nguy hiểm nhất thế giới.
Phản ứng trước thông tin Romania mua HIMARS, kênh truyền hình truyền hình Zvezda cho rằng, Mỹ đã bán cho đồng minh thân cận vũ khí đã lạc hậu bởi loại đạn khủng nhất của HIMARS là ATACMS đã bị nhiều đồng minh của Mỹ loại bỏ.
|
Hệ thống rocket phóng loạt HIMARS của Quân đội Mỹ. |
Nhưng hồi đầu năm 2016, nhà sản xuất Lockheed Martin của Mỹ vẫn quyết nối lại việc sản xuất loại tên lửa này để trang bị cho hệ thống M142 HIMARS.
Ngoài ra, sau khi được Mỹ phê chuẩn bán hệ thống HIMARS, phần Lan đã thẳng thừng từ chối với lý do pháo phản lực này không thích hợp. Cùng với Phần Lan, kênh truyền hình truyền hình Zvezda cũng cho rằng vũ khí này không thực sự mạnh như Mỹ tuyên bố.
Zvezda đã đưa ra một vài tham số cơ bản để so sánh hai loại vũ khí của Nga và Mỹ để đưa ra kết luận rằng, HIMARS còn không dọa nạt nổi loại vũ khí đồng hạng thế hệ cũ hơn của Nga là BM-21 Grad chứ đừng nói là đối thủ xứng tầm của tên lửa đạn đạo Iskander.
Pháo phản lực bắn loạt hoạt động tốt, khi cần tấn công các khu vực mục tiêu bảo vệ yếu như tiểu đoàn bộ binh tiến công, đơn vị pháo binh hoặc tên lửa, đoàn xe ô tô, sân bay cỡ nhỏ...
Chẳng hạn, một trong những đại diện cũ hơn của Nga là loại pháo phản lực phóng loạt 120mm BM-21 Grad, một hệ thống vũ khí này có thể quét cháy diện tích mặt đất lớn gấp 7 lần pháo phản lực hạng nặng HIMARS của Mỹ điều đến Syria.
Mặc dù không được khách hàng và Nga đánh giá cao nhưng theo tuyên bố của Mỹ, HIMARS sở hữu sức mạnh khủng khiếp so với các dòng pháo phản lực khác.
Được biết, hệ thống M142 HIMARS sử dụng đạn tên lửa có điều khiển đường kính 240mm, tầm bắn tối đa có điều khiển dao động từ 60-100km. Ngoài ra, hệ thống M142 HIMARS còn có khả năng phóng các tên lửa chiến thuật chiến trường MGM-140A ATACMS, với tầm bắn gần 130km.