Được giới thiệu rộng rãi lần đầu tiên trước công chúng vào năm 2015, tổ hợp đài radar cảnh báo sớm VRS-M2D là một trong những sản phẩm quốc phòng mang đầy tâm huyết của các kỹ sư và cán bộ công nhân viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, VRS-M2D còn được biết tới là một trong những cái tên nổi bật nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong những năm trở lại gần đây.Được biết, tổ hợp đài radar VRS-M2D do Viettel chế tạo hoàn toàn trong nước, tất nhiên vẫn sử dụng một số linh kiện nhập khẩu. Hệ thống radar này cho phép phát hiện các mục tiêu trên không và cung cấp thông tin phần tử mục tiêu tới các tổ hợp tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: Dân Trí.Tổ hợp đài radar VRS-M2D ra đời là minh chứng cho sự quyết tâm của Viettel trong việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm quốc phòng “Made in Việt Nam” phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội ta. Bên cạnh đó nó còn thể hiện sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam mà Viettel là một trong những doanh nghiệp đầu ngành. Nguồn ảnh: Dân Trí.Hiện các thông số kỹ thuật chính của tổ hợp đài radar VRS-M2D vẫn chưa được Viettel tiết lộ. Tuy nhiên, họ cho biết rằng, VRS-M2D là đài radar cảnh giới tầm trung sóng mét hai tọa độ, cơ động cao, dùng để phát hiện các mục tiêu trên không trong vùng phủ sóng của đài và cung cấp thông tin cho các tổ hợp tên lửa phòng không.Cận cảnh cụm anten thuộc đài radar cảnh giới tầm trung sóng mét VRS-M2D. Hệ thống anten đài radar VRS-M2D đặt trên khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp 6x6 Kamaz do Nga chế tạo.Ngay bên cạnh anten radar VRS-M2D là cabin điều khiển cũng đặt trên khung gầm xe Kamaz.Ngoài VRS-M2D, Viettel còn phát triển đài radar cảnh giới bắt thấp VRS-2DM. Bộ đôi tổ hợp radar này sẽ làm việc phối hợp với nhau trong nhiệm vụ phát hiện và cung cấp thông tin các mục tiêu trên không.Đài cũng có tính năng tương tự VRS-M2D nhưng có lẽ là chuyên phát hiện mục tiêu bay thấp. Nó cũng có khả năng cung cấp thông tin phần tử mục tiêu tới các tổ hợp tên lửa phòng không.Điểm đặc biệt của các tổ hợp đài radar VRS-M2D và VRS-2DM là chúng có khả năng triển khai và thu hồi nhanh khi các cụm anten có thể được gấp gọn lại khi hành quân và các tổ hợp chỉ có từ một đến hai thành phần chiến đấu gồm: một xe chỉ huy và một xe mang anten.Đài VRS-2DM cũng được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh lốp Ural 4320 6x6 bánh đem lại khả năng cơ động cao, triển khai thu hồi nhanh gọn phù hợp với chiến tranh hiện đại.Trong ảnh bộ ba thành phần chiến đấu trong tổ hợp đài radar cảnh giới tầm trung sóng mét do Viettel chế tạo với hai xe mang anten VRS-M2D và VRS-2DM và một xe chỉ huy.Mời độc giả xem video: Việt Nam nghiệm thu đài radar P-18M sau khi nâng cấp. (nguồn QPVN)
Được giới thiệu rộng rãi lần đầu tiên trước công chúng vào năm 2015, tổ hợp đài radar cảnh báo sớm VRS-M2D là một trong những sản phẩm quốc phòng mang đầy tâm huyết của các kỹ sư và cán bộ công nhân viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, VRS-M2D còn được biết tới là một trong những cái tên nổi bật nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong những năm trở lại gần đây.
Được biết, tổ hợp đài radar VRS-M2D do Viettel chế tạo hoàn toàn trong nước, tất nhiên vẫn sử dụng một số linh kiện nhập khẩu. Hệ thống radar này cho phép phát hiện các mục tiêu trên không và cung cấp thông tin phần tử mục tiêu tới các tổ hợp tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: Dân Trí.
Tổ hợp đài radar VRS-M2D ra đời là minh chứng cho sự quyết tâm của Viettel trong việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm quốc phòng “Made in Việt Nam” phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội ta. Bên cạnh đó nó còn thể hiện sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam mà Viettel là một trong những doanh nghiệp đầu ngành. Nguồn ảnh: Dân Trí.
Hiện các thông số kỹ thuật chính của tổ hợp đài radar VRS-M2D vẫn chưa được Viettel tiết lộ. Tuy nhiên, họ cho biết rằng, VRS-M2D là đài radar cảnh giới tầm trung sóng mét hai tọa độ, cơ động cao, dùng để phát hiện các mục tiêu trên không trong vùng phủ sóng của đài và cung cấp thông tin cho các tổ hợp tên lửa phòng không.
Cận cảnh cụm anten thuộc đài radar cảnh giới tầm trung sóng mét VRS-M2D. Hệ thống anten đài radar VRS-M2D đặt trên khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp 6x6 Kamaz do Nga chế tạo.
Ngay bên cạnh anten radar VRS-M2D là cabin điều khiển cũng đặt trên khung gầm xe Kamaz.
Ngoài VRS-M2D, Viettel còn phát triển đài radar cảnh giới bắt thấp VRS-2DM. Bộ đôi tổ hợp radar này sẽ làm việc phối hợp với nhau trong nhiệm vụ phát hiện và cung cấp thông tin các mục tiêu trên không.
Đài cũng có tính năng tương tự VRS-M2D nhưng có lẽ là chuyên phát hiện mục tiêu bay thấp. Nó cũng có khả năng cung cấp thông tin phần tử mục tiêu tới các tổ hợp tên lửa phòng không.
Điểm đặc biệt của các tổ hợp đài radar VRS-M2D và VRS-2DM là chúng có khả năng triển khai và thu hồi nhanh khi các cụm anten có thể được gấp gọn lại khi hành quân và các tổ hợp chỉ có từ một đến hai thành phần chiến đấu gồm: một xe chỉ huy và một xe mang anten.
Đài VRS-2DM cũng được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh lốp Ural 4320 6x6 bánh đem lại khả năng cơ động cao, triển khai thu hồi nhanh gọn phù hợp với chiến tranh hiện đại.
Trong ảnh bộ ba thành phần chiến đấu trong tổ hợp đài radar cảnh giới tầm trung sóng mét do Viettel chế tạo với hai xe mang anten VRS-M2D và VRS-2DM và một xe chỉ huy.
Mời độc giả xem video: Việt Nam nghiệm thu đài radar P-18M sau khi nâng cấp. (nguồn QPVN)