Theo Army Recognition, Quân đội Mỹ đang phát triển loại đạn pháo phản lực tự dẫn thông minh (GMLRS) M30A1 mang theo các đầu đạn đặc biệt có thể giúp nước này loại bỏ các mẫu bom chùm đã lỗi thời CBU. Dự kiến, M30A1 sẽ được Quân đội Mỹ triển khai thử nghiệm tại Trung Đông và Tây Nam Á trong năm nay. Nguồn ảnh: WordPress.com.Không phải ngẫu nhiên mà các thử nghiệm đạn phản lực GMLRS được Quân đội Mỹ tiến hành tại một trung tâm thử nghiệm vũ khí tại Kuwait vào đầu năm nay. Theo lời các quan chức quốc phòng Mỹ, trong tương lai M30A1 sẽ giúp giảm thiểu tối đa các thương vong không mong muốn từ việc sử dụng bom chùm hiện tại. Nguồn ảnh: Quân đội MỹTheo đó thay vì sử dụng bom chùm rải thảm trên diện rộng như hiện tại Mỹ sẽ sử dụng các hệ thống pháo phản lực phóng loạt tấn công các mục tiêu mặt đất từ khoảng cách hàng trăm km. Các đầu đạn đặc biệt của M30A1 sẽ được kích hoạt nổ tức thì khi đến gần mục tiêu nhằm hạn chế tối đa tình trạng vật liệu nổ còn sót lại sau các đợt không kích. Nguồn ảnh: Quân đội MỹThiếu tá Joshua Szafranski, một trong những sĩ quan thuộc lữ đoàn pháo binh 197 của Mỹ cho biết, đối với các loại bom chùm CBU kiểu cũ sau khi được triển khai chúng thường để xót lại hàng trăm quả đạn con chưa được kích tạo ra mối nguy hiểm cho dân thường sau chiến sự kết thúc, trong khi đó GMLRS lại hoàn toàn ngược lại. Nguồn ảnh: Quân đội MỹĐạn rocket GMLRS mang theo mình một đầu đạn đặc biệt bên trong chứa hàng trăm ngàn viên bi nhỏ được làm bằng vonfram được kích hoạt đồng thời bằng lõi thuốc nổ cực mạnh. Mục tiêu chính của viên bi này chính là lực lượng bộ binh và các phương tiện cơ giới hạng nhẹ của đối phương. Nguồn ảnh: Quân đội MỹLữ đoàn pháo binh 197 cũng đơn vị đầu tiên của Quân đội Mỹ thử nghiệm GMLRS trên các hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS. Và trong quá trình thử nghiệm tại Kuwait, GMLRS đã thể hiện được sức mạnh của mình không hề thua kém các dòng bom CBU chống bộ binh có trong biên chế của Quân đội Mũ hiện tại, thậm chí phạm vi tấn công hiệu quả của nó còn vượt trội hơn hẳn. Nguồn ảnh: shephardmedia.comTuy nhiên, dù mang tiếng là giảm thiểu tổn thất không đáng có trên chiến trường nhưng GMLRS lại đáng sợ hơn nhiều so với bom CBU và về cơ bản bản chất của chúng tương tự nhau. Nếu bom CBU là cái chết đến chậm thì GMLRS chính là cái chết nhanh. Nguồn ảnh: YouTube.HIMARS là một trong những hệ thống pháo phản lực phóng loạt hiếm hoi của Quân đội Mỹ hiện tại và mỗi hệ thống này có khả năng mang theo 6 ống phóng đạn rocket 227mm. Nó có tầm bắn hiệu quả 2.000m đến 360km tùy thuộc vào biến thể đạn rocket. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo Army Recognition, Quân đội Mỹ đang phát triển loại đạn pháo phản lực tự dẫn thông minh (GMLRS) M30A1 mang theo các đầu đạn đặc biệt có thể giúp nước này loại bỏ các mẫu bom chùm đã lỗi thời CBU. Dự kiến, M30A1 sẽ được Quân đội Mỹ triển khai thử nghiệm tại Trung Đông và Tây Nam Á trong năm nay. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Không phải ngẫu nhiên mà các thử nghiệm đạn phản lực GMLRS được Quân đội Mỹ tiến hành tại một trung tâm thử nghiệm vũ khí tại Kuwait vào đầu năm nay. Theo lời các quan chức quốc phòng Mỹ, trong tương lai M30A1 sẽ giúp giảm thiểu tối đa các thương vong không mong muốn từ việc sử dụng bom chùm hiện tại. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ
Theo đó thay vì sử dụng bom chùm rải thảm trên diện rộng như hiện tại Mỹ sẽ sử dụng các hệ thống pháo phản lực phóng loạt tấn công các mục tiêu mặt đất từ khoảng cách hàng trăm km. Các đầu đạn đặc biệt của M30A1 sẽ được kích hoạt nổ tức thì khi đến gần mục tiêu nhằm hạn chế tối đa tình trạng vật liệu nổ còn sót lại sau các đợt không kích. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ
Thiếu tá Joshua Szafranski, một trong những sĩ quan thuộc lữ đoàn pháo binh 197 của Mỹ cho biết, đối với các loại bom chùm CBU kiểu cũ sau khi được triển khai chúng thường để xót lại hàng trăm quả đạn con chưa được kích tạo ra mối nguy hiểm cho dân thường sau chiến sự kết thúc, trong khi đó GMLRS lại hoàn toàn ngược lại. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ
Đạn rocket GMLRS mang theo mình một đầu đạn đặc biệt bên trong chứa hàng trăm ngàn viên bi nhỏ được làm bằng vonfram được kích hoạt đồng thời bằng lõi thuốc nổ cực mạnh. Mục tiêu chính của viên bi này chính là lực lượng bộ binh và các phương tiện cơ giới hạng nhẹ của đối phương. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ
Lữ đoàn pháo binh 197 cũng đơn vị đầu tiên của Quân đội Mỹ thử nghiệm GMLRS trên các hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS. Và trong quá trình thử nghiệm tại Kuwait, GMLRS đã thể hiện được sức mạnh của mình không hề thua kém các dòng bom CBU chống bộ binh có trong biên chế của Quân đội Mũ hiện tại, thậm chí phạm vi tấn công hiệu quả của nó còn vượt trội hơn hẳn. Nguồn ảnh: shephardmedia.com
Tuy nhiên, dù mang tiếng là giảm thiểu tổn thất không đáng có trên chiến trường nhưng GMLRS lại đáng sợ hơn nhiều so với bom CBU và về cơ bản bản chất của chúng tương tự nhau. Nếu bom CBU là cái chết đến chậm thì GMLRS chính là cái chết nhanh. Nguồn ảnh: YouTube.
HIMARS là một trong những hệ thống pháo phản lực phóng loạt hiếm hoi của Quân đội Mỹ hiện tại và mỗi hệ thống này có khả năng mang theo 6 ống phóng đạn rocket 227mm. Nó có tầm bắn hiệu quả 2.000m đến 360km tùy thuộc vào biến thể đạn rocket. Nguồn ảnh: Pinterest.