Ở thời điểm hiện tại trong khu vực Đông Nam Á chỉ có hai quốc gia đang được trang bị các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) Astros II là Indonesia và Malaysia. Đây cũng được xem là vũ khí pháo binh mạnh nhất của hai quốc gia này khi họ không sở hữu các loại tên lửa tấn công chiến thuật. Nguồn ảnh: Kostrad.Nếu so sánh với các mẫu MLRS khác trong khu vực như BM-21 Grad của Việt Nam hay M142 HIMARS của Singapore, Astros II không thực sự quá nổi bật thế nhưng nó là có một lợi thế mà các mẫu MLRS khác trong khu vực không có đó là khả năng triển khai nhiều dòng đạn rocket khác nhau cho từng loại nhiệm vụ nhất định. Nguồn ảnh: Kostrad.Có thể thấy rõ điều này qua tầm tác chiến hiệu quả của Astros II qua từng loại đạn nó được trang bị, thậm chí với dòng đạn rocket cơ bản nó đã có thể đạt tới tầm 16km. Trong khi đó con số này đối với BM-21 hay M142 chỉ là 40km ở tầm bắn tối đa. Nguồn ảnh: Kostrad.Các loại đạn rocket cơ bản của Astros II có cỡ nòng từ 127mm đến 450mm, với tầm bắn hiệu quả từ 9km – 150km và một hệ thống Astros II có thể triển khai đồng thời nhiều dòng đạn khác nhau khi bệ phóng di động của nó được thiết kế mở với các khoang chứa đạn rời. Nguồn ảnh: Kostrad.Theo đó một hệ thống chiến đấu Astros II có thể mang đồng thời các pod đạn rocket 127mm và 300mm hay bất cứ dòng đạn nào mà nó có thể triển khai đc, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu tác chiến của người chỉ huy trên chiến trường. Nguồn ảnh: Kostrad.Tuy nhiên, ở trong khu vực Đông Nam Á, Astros II không phải là MLRS có tầm bắn xa nhất mà vị trí này thuộc vị mẫu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hạng nặng DTI-1 của Thái Lan sử dụng đạn rocket 302mm và có tầm bắn lên đến 180km. Dù vậy DTI-1 vẫn có những điểm hạn chế nhất định trong tác chiến pháo binh ngoài lợi thế tầm bắn xa. Nguồn ảnh: Kostrad.Bên cạnh việc sở hữu nền tảng đạn rocket đa dạng, hệ thống pháo Astros II còn được trang bị các hệ thống radar, hệ thống trinh sát và chỉ huy chiến trường tiên tiến cho phép các đơn vị phóng phối hợp với nhau hiệu quả hơn trong tác chiến, nhất là khi Astros II có thể được trang bị đạn rocket dẫn đường. Nguồn ảnh: Kostrad.Dựa vào một số thông số cơ bản đã được nêu trên, ta có thể tạm nhận định rằng Astros II sở hữu khả năng tác chiến toàn diện cho một mẫu MLRS hiện đại phù hợp với mọi lực lượng pháo binh và quan trọng chi phí vận hành nó không lớn như các hệ thống tên lửa tấn công chiến thuật. Nguồn ảnh: Kostrad.Có một điều khá bất ngờ là pháo phản lực phóng loạt Astros II lại do Brazil phát triển từ đầu những năm 1960 nhưng vẫn liên tục được nâng cấp và cải tiến kể từ đó cho tới nay. Hiện tại ở Đông Nam Á đang có khoảng 90 hệ thống phóng di động Astros II chưa bao gồm hệ thống chỉ huy tác chiến. Nguồn ảnh: Kostrad.Mỗi hệ thống phóng Astros II có trọng lượng chiến đấu vào khoảng 10 tấn, dài 7 mét, rộng 2.9 mét và cao 2.6 mét. Pod modul đạn của Astros II dài 4.2 mét và mỗi quả đạn có trọng lượng trung bình vào khoảng 152kg. Để vận hành tổ hợp này chỉ cần tới 3 ba pháo thủ, đi kèm các xe phóng của Astros II còn có cả xe nạp đạn mang theo sẵn các pod đạn. Nguồn ảnh: Kostrad.Bốn loại đạn rocket Astros II được trang bị gồm: SS-30 cỡ 127mm (tầm bắn 30km); SS-40 cỡ 180mm (tầm bắn 35km); SS-60 cỡ 300mm (tầm bắn 60km) và SS-80 cỡ 300mm đạn tăng tầm (tầm bắn 90km). Tùy từng cỡ đạn mà các container chứa 32 hoặc 8 hoặc 4 đạn rocket. Trong ảnh là một xe trinh sát thuộc hệ thống Astros II. Nguồn ảnh: Kostrad.Còn đây là xe chỉ huy kiêm hệ thống radar dẫn bắn đồng thời cho nhiều hệ thống phóng di động của Astros II. Nguồn ảnh: Kostrad.Mời độc giả xem video: Hệ thống pháo phản lực Astros II của Brazil khai hỏa. (nguồn EFES)
Ở thời điểm hiện tại trong khu vực Đông Nam Á chỉ có hai quốc gia đang được trang bị các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) Astros II là Indonesia và Malaysia. Đây cũng được xem là vũ khí pháo binh mạnh nhất của hai quốc gia này khi họ không sở hữu các loại tên lửa tấn công chiến thuật. Nguồn ảnh: Kostrad.
Nếu so sánh với các mẫu MLRS khác trong khu vực như BM-21 Grad của Việt Nam hay M142 HIMARS của Singapore, Astros II không thực sự quá nổi bật thế nhưng nó là có một lợi thế mà các mẫu MLRS khác trong khu vực không có đó là khả năng triển khai nhiều dòng đạn rocket khác nhau cho từng loại nhiệm vụ nhất định. Nguồn ảnh: Kostrad.
Có thể thấy rõ điều này qua tầm tác chiến hiệu quả của Astros II qua từng loại đạn nó được trang bị, thậm chí với dòng đạn rocket cơ bản nó đã có thể đạt tới tầm 16km. Trong khi đó con số này đối với BM-21 hay M142 chỉ là 40km ở tầm bắn tối đa. Nguồn ảnh: Kostrad.
Các loại đạn rocket cơ bản của Astros II có cỡ nòng từ 127mm đến 450mm, với tầm bắn hiệu quả từ 9km – 150km và một hệ thống Astros II có thể triển khai đồng thời nhiều dòng đạn khác nhau khi bệ phóng di động của nó được thiết kế mở với các khoang chứa đạn rời. Nguồn ảnh: Kostrad.
Theo đó một hệ thống chiến đấu Astros II có thể mang đồng thời các pod đạn rocket 127mm và 300mm hay bất cứ dòng đạn nào mà nó có thể triển khai đc, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu tác chiến của người chỉ huy trên chiến trường. Nguồn ảnh: Kostrad.
Tuy nhiên, ở trong khu vực Đông Nam Á, Astros II không phải là MLRS có tầm bắn xa nhất mà vị trí này thuộc vị mẫu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hạng nặng DTI-1 của Thái Lan sử dụng đạn rocket 302mm và có tầm bắn lên đến 180km. Dù vậy DTI-1 vẫn có những điểm hạn chế nhất định trong tác chiến pháo binh ngoài lợi thế tầm bắn xa. Nguồn ảnh: Kostrad.
Bên cạnh việc sở hữu nền tảng đạn rocket đa dạng, hệ thống pháo Astros II còn được trang bị các hệ thống radar, hệ thống trinh sát và chỉ huy chiến trường tiên tiến cho phép các đơn vị phóng phối hợp với nhau hiệu quả hơn trong tác chiến, nhất là khi Astros II có thể được trang bị đạn rocket dẫn đường. Nguồn ảnh: Kostrad.
Dựa vào một số thông số cơ bản đã được nêu trên, ta có thể tạm nhận định rằng Astros II sở hữu khả năng tác chiến toàn diện cho một mẫu MLRS hiện đại phù hợp với mọi lực lượng pháo binh và quan trọng chi phí vận hành nó không lớn như các hệ thống tên lửa tấn công chiến thuật. Nguồn ảnh: Kostrad.
Có một điều khá bất ngờ là pháo phản lực phóng loạt Astros II lại do Brazil phát triển từ đầu những năm 1960 nhưng vẫn liên tục được nâng cấp và cải tiến kể từ đó cho tới nay. Hiện tại ở Đông Nam Á đang có khoảng 90 hệ thống phóng di động Astros II chưa bao gồm hệ thống chỉ huy tác chiến. Nguồn ảnh: Kostrad.
Mỗi hệ thống phóng Astros II có trọng lượng chiến đấu vào khoảng 10 tấn, dài 7 mét, rộng 2.9 mét và cao 2.6 mét. Pod modul đạn của Astros II dài 4.2 mét và mỗi quả đạn có trọng lượng trung bình vào khoảng 152kg. Để vận hành tổ hợp này chỉ cần tới 3 ba pháo thủ, đi kèm các xe phóng của Astros II còn có cả xe nạp đạn mang theo sẵn các pod đạn. Nguồn ảnh: Kostrad.
Bốn loại đạn rocket Astros II được trang bị gồm: SS-30 cỡ 127mm (tầm bắn 30km); SS-40 cỡ 180mm (tầm bắn 35km); SS-60 cỡ 300mm (tầm bắn 60km) và SS-80 cỡ 300mm đạn tăng tầm (tầm bắn 90km). Tùy từng cỡ đạn mà các container chứa 32 hoặc 8 hoặc 4 đạn rocket. Trong ảnh là một xe trinh sát thuộc hệ thống Astros II. Nguồn ảnh: Kostrad.
Còn đây là xe chỉ huy kiêm hệ thống radar dẫn bắn đồng thời cho nhiều hệ thống phóng di động của Astros II. Nguồn ảnh: Kostrad.
Mời độc giả xem video: Hệ thống pháo phản lực Astros II của Brazil khai hỏa. (nguồn EFES)